Điểm nổi bật chính của Terra
- Terra là một blockchain có thể lập trình được và là một hệ sinh thái tài chính dựa trên thanh toán mà có một bộ các giao thức DeFi độc đáo.
- Terra có thể tương tác với một số hệ sinh thái blockchain lớn nhất trong ngành tiền điện tử. Nó cũng kết nối với Ethereum thông qua các cầu nối cross-chain (xuyên chuỗi).
- Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên các giao thức DeFi thuộc Terra đạt hơn 8,65 tỷ đô la ngày hôm nay.
Terra là một giao thức blockchain Layer 1 (lớp 1) được xây dựng nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái tài chính tập trung vào thanh toán mà có thể tương tác với nền kinh tế trong thế giới thực. Hai thành phần chính trong hệ sinh thái của nó là các đồng tiền Terra vốn là các stablecoin thuật toán có thể mở rộng được mà được gắn tỷ lệ peg (tỷ lệ trợ giá và quy đổi ngang hàng) với các loại tiền tệ fiat (tiền thật) trong thế giới thực, và token LUNA, một công cụ hấp thụ biến động mà có thể thu về được phần thưởng thông qua các phí lưu trữ và giao dịch.
Giới thiệu về Terra
Terra ra mắt vào tháng 1 năm 2018 với mục đích nhằm xây dựng một hệ thống thanh toán phi tập trung mà sử dụng các stablecoin. Kể từ khi ra mắt, nó trở thành một trong những mạng layer 1 được sử dụng nhiều nhất trong ngành tiền điện tử, cung cấp khả năng tương tác với nền kinh tế thế giới thực và hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn hơn. Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy sự thành công của nó là việc sản phẩm tiền điện tử hàng đầu của nó là stablecoin UST – một loại stablecoin được gắn tỷ lệ peg với đồng USD – đang ngày càng được áp dụng nhiều. Nó hiện là stablecoin lớn thứ năm trên thị trường và được coi là một trong những tài sản tiền điện tử có gắn tỷ lệ peg với đồng đô la có tính phi tập trung nhất. Mức độ sử dụng các ứng dụng DeFi trên Terra cũng đã ngày càng tăng trong hai năm qua.
Terra được xây dựng bằng cách sử dụng bộ công cụ phát triển Cosmos SDK, có nghĩa là blockchain hiện không tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM). Tuy nhiên, với bản nâng cấp Columbus-5 gần đây, Terra đã nâng cấp lên Stargate, có nghĩa là nó có thể tương thích với một số hệ sinh thái lớn nhất của tiền điện tử, bao gồm Solana, Polkadot và Cosmos. Gravity Bridge cũng sẽ kết nối Terra với Ethereum và hầu hết các blockchain khác, giúp dễ dàng chuyển các tài sản trên Terra qua các hệ sinh thái khác nhau.
Với tổng giá trị bị khóa khoảng 8,65 tỷ đô la tại thời điểm viết bài, hệ sinh thái của Terra tương đối nhỏ so với các mạng Layer 1 khác như Ethereum, Binance Smart Chain và Solana. Tuy nhiên, nó cung cấp một bộ ứng dụng DeFi sáng tạo không thường thấy trong toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử.
Khám phá DEFI trên Terra
Mặc dù hệ sinh thái DeFi của Terra tương đối nhỏ, nhưng có một số dự án nổi bật có cơ hội trở thành “blue chip – kẻ dẫn đầu” của mạng lưới. Không giống như các dự án khác, nhiều giao thức hàng đầu của Terra cung cấp các giải pháp DeFi sáng tạo mà không copy các ứng dụng phổ biến nhất trên Ethereum.
1. Terra Swap
TerraSwap là sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên trên Terra. Đây là một giao thức dựa trên cơ chế AMM (Automated Market Maker – công cụ giúp đem lại tính thanh khoản tự động) tương tự như Sushi hoặc Uniswap, nhưng nó được xây dựng đặc biệt để swap (hoán đổi) giữa các token gốc Terra và CW20 trên Terra. Để sử dụng TerraSwap, người dùng cần cài đặt tiện ích mở rộng trên web chính thức là ví Terra Station của Terraform Labs và nạp tiền bằng LUNA để dùng làm phí giao dịch khi swap các tài sản.
2. Anchor Protocol
Anchor là một giao thức tiết kiệm dạng phi tập trung mà mang lại lợi suất cố định 20% cho các khoản tiền gửi UST. Ra mắt vào tháng 3 năm 2021, Anchor là một trong những sản phẩm DeFi phổ biến nhất trên Terra, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 384 triệu đô la và tổng giá trị khóa (TVL) khoảng 3,36 tỷ đô la tại thời điểm viết bài.
Anchor không đặt ra khoản tiền gửi tối thiểu và không có hạn khóa (lockup). Nó tạo ra một mức APY (tỷ suất lợi nhuận thực tế hằng năm) là 20% trên số tiền UST được gửi bằng cách cho những người đi vay mà có tài sản thế chấp là các tạo ra lợi tức được vay các tài sản đã được ký gửi trên Anchor. Các tài sản này, mà Anchor gọi là “liquid-staked assets” hoặc tài sản gửi/được đảm bảo (bAssets – bonded assets), đại diện cho các token gốc đã được stake trên các chuỗi Proof-of-Stake. Ví dụ: thay vì yêu cầu tài sản thế chấp bằng token LUNA, Anchor yêu cầu người đi vay đặt tài sản thế chấp bằng các đồng LUNA đã được stake (bLuna) trên mức lãi suất mà họ phải trả cho các khoản vay của mình.
Điều này có nghĩa là giao thức có hai luồng doanh thu. Một là khoản lợi tức có được từ tài sản thế chấp tạo ra lợi tức (các khoản tiền gửi đã được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp vượt mức, do đó không có rủi ro cho người cho vay), và phần còn lại là lãi suất mà người đi vay phải trả. Anchor có thể đưa ra mức lãi suất cố định 20%, được gọi là “Anchor rate”, bằng cách lưu trữ lợi suất thực tế dư thừa trong các kho lưu trữ “yield reserve – kho lưu lợi tức” – với đơn vị lưu trữ là đồng UST – khi giao thức kiếm được hơn 20% lợi nhuận từ người đi vay, và rút ra phần lợi suất thiếu hụt từ yield reserve khi nó kiếm được ít hơn.
3. Mirror Finance
Mirror là một giao thức DeFi cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp được gọi là Mirrored Assets (mAssets) mà có thể bắt chước hành vi giá của các tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Mục tiêu của Mirror là cho phép bất kỳ ai sở hữu và giao dịch cổ phiếu một cách tự do. Người dùng có thể mint (đúc) mAssets bằng cách tạo ra các khoản nợ (debt position) đã được thế chấp bằng đồng UST hoặc mAssets khác l — tương tự như cách những người đi vay của MakerDAO sử dụng DAI làm tài sản thế chấp. Các mAssets mới được đúc là các tài sản tổng hợp đại diện cho một lượng nhỏ các loại cổ phiếu thực như cổ phiếu Apple (AAPL) hoặc Google (GOOGL) mà có thể giao dịch được trên Mirror hoặc TerraSwap.
Bên cạnh việc cho phép người dùng đúc và giao dịch cổ phiếu tổng hợp, Mirror còn đặc biệt thu hút các nhà cung cấp thanh khoản vì nó cung cấp các chiến lược khai thác thanh khoản trung lập với thị trường với năng suất tương đối cao.
4. Pylon Protocol
Pylon là một giao thức chuyển hướng lợi tức (yield redirection) được xây dựng dựa trên các giao thức ổn định, mang lại lợi nhuận như Anchor. Nó cho phép người dùng có thể thực hiện gửi tiền cách an toàn và có thể dễ dàng rút ra được để thanh toán cho các dịch vụ khác nhau hoặc đầu tư vào các dự án. Thay vì mạo hiểm vốn để mua hoặc đầu tư vào những thứ bằng lượng tiền gửi trực tiếp của mình, người dùng Pylon có thể tận dụng Achor để chuyển hướng đầu tư phần lợi nhuận họ có thể nhận được sang bất kỳ mục đích nào mà họ thấy phù hợp.
Ví dụ: thay vì đầu tư rủi ro vào một công ty khởi nghiệp tiền điện tử thông qua một buổi chào bán IDO (Initial Dex Offering), người dùng Pylon có thể sử dụng các khoản tiền gửi có thể rút ra được ở trên bằng cách lấy phần lợi nhuận của số tiền gửi đó mà đầu tư vào thay vì phải dùng tới tiền gốc. Thay vì đầu tư bằng vốn gốc, người dùng sẽ khóa vốn sinh lời gốc và chuyển hướng phần lợi nhuận họ có thể thu được để đi đầu tư. Bằng cách này, người dùng giảm thiểu rủi ro và các dự án vẫn có thể huy động vốn từ nguồn doanh thu định kỳ thu được từ lợi nhuận được ủy quyền.
Giao thức được duy trì bởi các nền tảng độc lập khác nhau và được quản lý bởi những người nắm giữ token quản trị gốc của Pylon là MINE.
5. Spectrum Protocol
Spectrum là nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận phi tập trung đầu tiên trên Terra. Nó hoạt động tương tự như các công cụ tổng hợp trên Ethereum khác như: Yearn Finance, Vesper Finance và Harvest Finance. Spectrum tối ưu hóa yield farming của người dùng bằng cách tự động cộng gộp phần thưởng của họ từ các nhóm thanh khoản khác nhau hoặc các sản phẩm yield farming khác được xây dựng trên Terra.
Sản phẩm hàng đầu hiện tại của Spectrum là Vault, nơi người dùng có thể stake tài sản của họ và lựa chọn giữa hai chiến lược tiết kiệm (gas-saving): tự động cộng gộp (auto-compouding) và tự động staking. Với tính năng tự động cộng gộp, các Vault tự động tăng số lượng token đã gửi vào Vault bằng cách gộp các phần thưởng thu được vào lại các nhóm thanh khoản đã ký gửi ban đầu. Với tính năng tự động staking, các Vault tự động stake phần thưởng vào các hợp đồng staking được quản trị tương ứng.
6. Orion Money
Orion là một giao thức dựa trên Ethereum mà tích hợp với Anchor Protocol trên Terra thông qua cầu nối cross-chain EthAnchor. Nó cho phép người dùng Ethereum kiếm được lãi suất cố định trên các stablecoin gốc Ethereum như wUST, DAI, USDT, USDC, FRAX và BUSD. Về phần mình, Orion trao đổi các stablecoin này để lấy wrapped UST (wUST) và gửi chúng vào Anchor Protocol bằng tỷ giá gửi UST trên Anchor để lấy lợi tức. Khi người dùng muốn rút tiền gửi của họ, Orion sẽ tự động đảo ngược quy trình hoặc hủy bỏ lượng UST đã gửi trên Anchor, chuyển nó thành stablecoin và gửi lại vào ví Ethereum của người dùng.
Tỷ lệ lợi tức cố định hiện tại trên Orion nằm trong khoảng từ 13,5% đến 16,5% tùy theo từng loại stablecoin, thấp hơn một chút so với tỷ lệ 20% trên Anchor. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi tức trên vẫn là một trong những mức cao nhất mà dành cho cho các loại stablecoin trên Ethereum.
Các dự án sắp ra mắt trên Hệ sinh thái Terra
Bên cạnh các dự án đã được hoạt động nói trên và được sử dụng bởi một số lượng lớn người dùng Terra thì cũng có một số giao thức bổ sung mà rất được mong đợi hiện đang được phát triển và dự kiến ra mắt vào cuối năm nay. Alice, Spar Finance, Mars Protocol, Loop Finance và Levana Protocol là những giao thức hàng đầu trong danh sách này.
Alice đang xây dựng một ứng dụng front-end dành cho thiết bị di động mà thân thiện với người dùng để tạo ra các phương thức thanh toán nhanh chóng và giúp người dùng truy cập được vào các sản phẩm có lợi tức cao trên các giao thức DeFi được xây dựng trên Terra. Sản phẩm chủ yếu sẽ phục vụ cho những người dùng không biết gi về tiền điện tử, cho phép họ kết nối tài khoản ngân hàng của mình, mua tiền tệ Terra, kiếm lợi nhuận cao bằng cách tận dụng Anchor và chi tiêu UST bằng thẻ ghi nợ của dự án.
Spar đang xây dựng một giao thức quản lý quỹ tích cực phi tập trung trên Terra và Mirror. Giao thức sẽ cho phép các nhà quản lý tiền tệ thể hiện kỹ năng của họ và các nhà đầu tư bán lẻ đầu tư cùng với họ. Spar đang hướng tới việc cung cấp cho các nhà đầu tư bình thường thường mức lợi nhuận mà thường chỉ dành cho các quỹ tư nhân, trong khi cũng cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khả năng quản lý quỹ của riêng họ.
Mars Protocol đang xây dựng một thị trường tiền tệ về các hoạt động vay và cho vay trên Terra. Nó sẽ hoạt động tương tự như cách Aave hoặc Compound hoạt động trên Ethereum, và chỉ dành cho các tài sản Terra và Mirror trên blockchain Terra.
Trong khi đó, Loop Finance đang xây dựng một sàn giao dịch phi tập trung để giao dịch tài sản Terra và NFT. Dự án sẽ tạo ra một tiện ích mở rộng trên Chrome và ứng dụng ví trên di động.
Cuối cùng, Levana đang tìm cách mang đến những sản phẩm đòn bẩy mà thân thiện với người dùng trên Terra. Set Protocol đã ra mắt các sản phẩm tương tự trên Ethereum để cung cấp khả năng đầu tư vào các sản phẩm đòn bẩy về ETH và BTC. Sản phẩm đầu tiên của Levana sẽ là token Chỉ số đòn bẩy Levana (LLI), đại diện cho những tài sản đòn bẩy Terra có chỉ số đòn bẩy là x2 và có thể giao dịch được trên bất kỳ sàn giao dịch phi tập trung nào trên Terra. Token đòn bẩy đầu tiên sẽ là LUNA 2x-LLI, mà sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một cách đơn giản để có được khả năng đầu tư vào các sản phẩm đòn bẩy với LUNA mà không gặp rủi ro về mặt vỡ nợ.
Kết luận
hệ sinh thái của Terra đã nhanh chóng nổi lên như một trong những hệ sinh thái mạnh nhất trong thế giới DeFi. Terra đã thiết lập thành công vị trí của mình trong thế giới DeFi bằng cách tập trung vào các stablecoin để thanh toán trong thế giới thực, và các dự án trên mạng lưới này nhằm cung cấp các lựa chọn thay thế sáng tạo cho những gì có được trên Ethereum và các mạng Layer 1 khác. Khi khả năng tương tác cross chain bắt đầu được duy trì, mạng lưới DeFi của Terra sẽ có vị trí tốt để phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai.
Nguồn: cryptobriefing