DeFi là gì? Những điều cần biết về DeFi

spot_img

DeFi đang là xu hướng tài chính phát triển một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vậy DeFi là gì? Nó hoạt động như thế nào? Khác với nền kinh tế CeFi truyền thống ra sao? Hãy cùng SaigonTradecoin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

DeFi là gì và nó hoạt động trên nền tảng nào?

Định nghĩa về DeFi

DeFi là gì?
DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung bằng cách sử dụng tiền mã hoá và hợp đồng thông minh dựa trên sức mạnh của Blockchain. Nó cung cấp các dịch vụ tài chính minh bạch và có thể hoạt động mà không cần bất kỳ cơ quan trung ương nào. Mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở mọi lúc mọi nơi miễn là họ có ví tiền mã hoá. Hầu hết các hệ sinh thái DeFi đều có coin/token riêng và nó cung cấp tài nguyên cho mạng lưới blockchain độc nhất của người dùng. (Theo Investopedia)

Phân biệt DeFi và CeFi

DeFi và CeFi
DeFi và CeFi

CeFi (Centralized Finance) là tài chính tập trung, mà ở đó, các thành phần của thị trường từ tổ chức, sàn giao dịch và công cụ đều được quản lý tập trung. CeFi là nơi mà các thành phần chính tham gia thị trường bằng cách thông qua việc ủy thác tài sản của mình cho một tổ chức trung gian. Về cơ bản, CeFi giống như mô hình tài chính hiện tại vẫn với những dịch vụ như vậy nhưng phát triển thêm nhờ sử dụng tiền điện tử. 

Để phân biệt CeFi và DeFi ta có thể thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 định chế tài chính này chủ yếu nằm ở việc ủy thác cho một bên thứ 3.

Tất nhiên, mọi sự tồn tại đều có ý nghĩa của nó, cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau trên thị trường.

Các thành phần và ứng dụng của DeFI trong thực tế

Để có thể thể hiểu rõ hơn, Saigontradecoin sẽ giới thiệu đến bạn một vài ứng dụng của DeFi trong thực tế.

DeFi Coin

DeFi coin và token
Các DeFi Coin

DeFi Coin là một loại coin/token đại diện cho một loại tiền mã hoá có nguồn gốc từ các dự án DeFi. Một số tiêu chí để lựa chọn được đồng coin tiềm năng như: 

  • Blockchain phải là phiên bản mới, có khả năng mở rộng và lưu trữ tốt cùng khả năng bảo mật cao.
  • Được rót vốn bởi các quỹ hay nhà đầu tư uy tín.
  • Đội ngũ phát triển dự án có kinh nghiệm trong thị trường crypto và quan trọng là phải hiểu cách thị trường vận hành.
  • Dự án định vị đúng trend hiện tại. Hoặc nếu dự án không phát triển theo trend, thì phải phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu.
  • Có các sản phẩm, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm người dùng tốt.

Stablecoins

Stablecoin cho DeFi
Stablecoin là gì?

Stablecoins là coin/token được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…),…
Ví dụ: USDC hay USDT, chúng sử dụng đồng đô la Mỹ hoặc các tài sản thanh khoản cao tương đương để làm dự trữ. 1 USDT được minted trên on-chain thì sẽ có 1 đồng đô la Mỹ hoặc khoản tài sản có giá trị tương đương được dự trữ.

Lending and Borrowing

Lending and Borrowing trong DeFi
Lending and Borrowing trong DeFi

Với mô hình Lending and Borrowing khi áp dụng DeFi đã bỏ qua bước trung gian. Nhờ đó, số tiền mà người cho vay thu về sẽ nhiều hơn và tiền lãi của người đi vay phải trả cũng ít hơn.

Insurance

Bảo hiểm trong DeFi
Bảo hiểm trong DeFi

Decentralized Insurance là hình thức bảo hiểm phi tập trung cho những người dùng trong các ứng dụng DeFi

Trong DeFi, chúng ta muốn một sự phân quyền, phi tập trung, vì vậy bảo hiểm trong DeFi sẽ có 3 bên: 

  • Người mua bảo hiểm: Là những người muốn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian mã hóa, hay các sản phẩm liên quan tới DeFi. Họ sẽ mua bảo hiểm liên quan và khi có sự cố xảy ra thì họ sẽ được bồi thường theo hợp đồng trong Smart Contract.
  • Người đánh giá rủi roLà những người tin tưởng hệ thống này, họ sẽ bỏ tiền ra bảo hiểm cho những người khác. Khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì số tiền này sẽ được chia cho những người đánh giá rủi ro này.
  • Người đánh giá yêu cầu bồi thường: Những người sẽ đánh giá yêu cầu bồi thường của anh em có được chấp nhận hay không.

3 bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm phi tập trung.

Decentralized Exchanges (DEX)

Sàn giao dịch DEX cho DeFi
Sàn giao dịch DEX

DEX (Decentralized Exchange) nghĩa là sàn giao dịch phi tập trung. Tại đây, các giao dịch tiền điện tử được diễn ra ngang hàng giữa những người dùng với nhau trên nền tảng Blockchain, mà không cần thông qua bất cứ tổ chức trung gian nào. Không ai giữ tiền của bạn và bạn cũng không cần phải tin tưởng sàn giao dịch như khi sử dụng sàn giao dịch tiền điện tử tập trung (CEX).

Oracles

Blockchain Oracles cho tài chính phi tập trung
Blockchain Oracles

Oracles là các dịch vụ mà bên thứ ba cung cấp cho phép các hợp đồng thông minh trong Blockchain nhận được những thông tin liên quan từ thế giới bên ngoài. Nói cách khác thì Oracles hoạt động như một nguồn dữ liệu được gửi đến các hợp đồng thông minh. Qua đó, chúng được phép truy cập vào dữ liệu thực tế nằm ngoài hệ sinh thái Blockchain. Thông thường là thông tin giá tài sản tại một thời điểm thực tế.

Decentralized Derivatives

Derivatives trong DeFi
Derivatives trong DeFi

Decentralized Derivatives là hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên giá trị của các đồng Crypto. Hiểu một cách đơn giản là anh em sẽ giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng Crypto, chứ không phải trực tiếp sở hữu và mua bán các đồng coin/token ấy.

Như vậy, sự khác biệt giữa giao dịch phái sinh truyền thống và phi tập trung là tài sản cơ sở:

  • Phái sinh truyền thống (Traditional Derivatives): Tài sản cơ sở là trái phiếu, cổ phiếu hay lãi suất.
  • Phái sinh phi tập trung (Decentralized Derivatives): Tài sản cơ sở là các đồng tiền điện tử.

IDO

IDO (Initial DEX Offering) trong DeFi
Initial DEX Offering

IDO là lần phát hành coin hay còn gọi là xu lần đầu tiên trên DEX – sàn giao dịch phi tập trung. Đây là một hình thức huy động vốn cho dự án blockchain qua việc trực tiếp phát hành coin hay token ra công chúng. 

Tiềm năng của DeFi trong tương lai

Sự bùng nổ

Các ứng dụng DeFi đã mở rộng phạm vi của chuỗi blockchain. Khai thác lợi suất, stablecoin, nền tảng cho vay và một số ứng dụng phái sinh khác đã giúp chuỗi blockchain trở nên hữu ích, toàn diện hơn cũng như ít biến động hơn. Các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng to lớn của DeFi, và tỷ phú doanh nhân Mark Cuban so sánh tốc độ tăng trưởng của nó với tốc độ phát triển của Internet trong giai đoạn đầu. Chính Cuban cũng đã đầu tư vào nhiều giao thức DeFi, trong đó có AAVE và Sushiswap.

Việc Cuban khẳng định tiềm năng của DeFi cho thấy sự phát triển của nó. Ngay vào tháng 2/2020, tổng lượng giá trị tài sản khóa trong DeFi đã dao động trên dưới $1 tỷ. Đến cuối năm 2020, TVL đã vượt mốc $13 tỷ, ghi nhận mức tăng trưởng gần 2.000% chỉ trong vòng hơn một năm.

Những khó khăn và thử thách phải đối mặt

Mặc dù với sự bùng nổ của hiện tại và được đánh giá là xu hướng của tương lai nhưng vẫn còn đó những khó khăn và thách thức mà nền tài chính DeFi đang phải đối mặt như:

  • Hiệu suất kém: Các Blockchain vốn đã chậm hơn so với các hệ thống tập trung và điều này cũng sẽ được “di truyền” sang các ứng dụng được xây dựng trên chúng.
  • Rủi ro cao từ lỗi người dùng: Với các ứng dụng DeFi , các rủi ro từ bên trung gian nay đã chuyển sang thành lỗi người dùng. Đây có thể là một khía cạnh tiêu cực với nhiều người.
  • Trải nghiệm người dùng kém: Hiện tại, việc sử dụng các ứng dụng DeFi vẫn đòi hỏi người dùng phải nỗ lực thực hiện nhiều các thao tác phức tạp hơn.
  • Hệ sinh thái phức tạp: Việc tìm các ứng dụng phù hợp nhất cho một trường hợp sử dụng cụ thể vẫn là một khó khăn với người dùng và người dùng phải có khả năng tìm ra những lựa chọn tốt nhất.

Tổng kết

Dù hiện vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề, nhưng hệ sinh thái DeFi đã tăng trưởng gấp rất nhiều lần và được coi là mảnh đất màu mỡ trong những năm qua. Có thể nói, tài chính phi tập trung thật sự rất có tiềm năng và nếu những nhược điểm có thể được khắc phục thì DeFi sẽ nhanh chóng trở thành nền tảng tài chính phi tập trung phổ biến nhất và được tất cả mọi người sử dụng.
Xem thêm: Hiểu về toàn cảnh của tài chính phi tập trung

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Thư Chúc Mừng Năm Mới Tết Ất Tị 2025 của CEO Bitget: 

Vững chắc tiến công vào những chân trời mới và bước qua những...

Bitget mở lại dịch vụ rút tiền qua mạng ZKF-ZKFair, SOCIAL-ERC20, RMV-ERC20 và LUNA-Terra

Chúng tôi thông báo đã mở lại dịch vụ rút tiền trên các...

Sonic SVM (SONIC) sẽ được niêm yết trên Bitget Launchpool – khóa BGB để chia sẻ 7,800,000 SONIC

Bitget Launchpool sẽ niêm yết Sonic SVM (SONIC). Người dùng đủ điều kiện...

Cặp giao dịch futures mới: giao dịch để chia sẻ airdrop 30,000 BIO trên Bitget

Tham gia ngay tại: https://www.bitget.com/vi/events/super-pairs/detail/10632  Quy tắc ưu đãi Hoạt động 1: Thực hiện giao...

[Niêm yết đầu tiên] Bitget niêm yết MomoAI (MTOS), tham gia và chia sẻ 7,666,000 MTOS

Chúng tôi vui mừng thông báo MomoAI (MTOS) sẽ được niêm yết tại...

Cat Gold Miner (CATGOLD): Khai mở kỷ nguyên vàng số trên nền tảng Bitget – Trải nghiệm game và đầu tư toàn diện

Cat Gold Miner (CATGOLD) – Cuộc cách mạng Play-to-Earn kết hợp Blockchain và...

BGB: Từ Một Token Thường, Đến Đỉnh Cao Mới Cùng Tầm Nhìn 2025

Năm 2024 đã khép lại, và không thể phủ nhận rằng BGB, token...

Tổng quan APTOS blockchain và tiềm năng tăng trưởng trong 2025

Tổng quan dự án Aptos là một blockchain được phát triển từ dự án...

Siêu chu kỳ Memecoin: Chúng ta đang trong giai đoạn tăng giá hay bong bóng?

Siêu chu kỳ memecoin là gì và tại sao nó lại tạo nên...

Bitget P2P: Giải Pháp Giao Dịch Tiền Điện Tử Ngang Hàng An Toàn và Hiệu Quả

Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, nhu cầu về các giải pháp...