Điểm xoay – Pivot Point – là gì?

spot_img

Đăng ký giao dịch tiền điện tử trên các sàn uy tín tại:

Sàn giao dịch Magin :

Sàn giao dịch ra Việt Nam đồng :

Điểm xoay – Pivot Point – là gì?

Nhiều người giao dịch sử dụng Pivot Point (PP) – điểm xoay – để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự. Đơn giản thì PP và các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đó

Vậy tại sao PP lại hấp dẫn vậy?

Đơn giản vì nó là MỤC TIÊU. Không giống như những chỉ báo kỹ thuật khác đã học, PP là một mức hỗ trợ kháng cự “cứng” chứ không biến động con số theo giá như RSI, Stoch hay MACD PP có thể được xem đơn giản như các mức Fibonacci với những hỗ trợ và kháng cự mà nhiều người cùng chú ý Sự khác biệt giữa PP và Fibonacci Fibonacci sẽ phải đo đạc bằng cách dùng những đỉnh đáy khác nhau trong những điều kiện thị trường khác nhau, còn đối với PP, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp Nhiều người giao dịch chú ý đến các vùng của PP và bạn cũng nên vậy PP đặc biệt hữu dụng với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá. Cũng như những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng PP để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng PP Đối với những người giao dịch thích giao dịch theo kiểu bật lại, họ sẽ dùng PP để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở PP những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán Đối với những người giao dịch theo kiểu phá vỡ, họ sẽ xem PP là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh.

Điểm xoay trên đồ thị 4h giá bitcoin ( Tradingview )

Như bạn đã thấy, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự. Hãy xem ý nghĩa PP là Pivot Point – điểm xoay S là Support – hỗ trợ R là Resistance – kháng cự Tuy nhiên, cũng đừng vội suy nghĩ là “S1 cũng là hỗ trợ” hoặc “R1 cũng là kháng cự”. Chúng tôi sẽ giải thích sau Cách tính Điểm xoay – Pivot Point

Cách tính Điểm xoay – Pivot Point

Trước tiên phải học cách tính toán PP PP và những mức hỗ trợ, kháng cự của nó được tính toán bằng các giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất của phiên giao dịch trước. Do crypto là một thị trường 24 giờ liên tục nên phần lớn các người giao dịch sử dụng thời điểm đóng của phiên lúc 7g sáng giờ Việt Nam làm giờ đóng cửa Cách tính PP là ( Chỉ có riêng sàn Huobi là có giờ đóng cửa khác ):

Cách tính PP là: Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước) / 3

Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:

Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên

Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước

Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước

Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:

Kháng cự 2 (R2) = PP + (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)

Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)

Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:

Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – giá thấp nhất phiên trước)

Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)

Có một số phần mềm còn bổ sung thêm điểm giữa – mid-point – giữa các mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Đây có thể được xem là các mức kháng cự, hỗ trợ nhỏ

Hầu hết các phần mềm giao dịch đều có công cụ tính sẵn PP cho bạn và bạn chỉ cần kích hoạt và mọi con số sẽ được tính toán rồi vẽ lên biểu đồ cho bạn

Giao dịch giá sideway với Điểm xoay

Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức PP là dùng nó như các vùng hỗ trợ, kháng cự. Cũng như các vùng hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ liên tục chạm vào các vùng giá hỗ trợ và kháng cự tạo bởi PP. Càng nhiều lần giá chạm vào các vùng PP và xoay chiều thì vùng đó càng mạnh hơn. Ý nghĩa của từ “xoay” – pivot – có nghĩa là chạm vào và đảo chiều. Nếu bạn thấy rằng vùng PP có thể được giữ vững thì đó có thể là cơ hội giao dịch cho bạn Nếu giá đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Đơn giản như là bạn đang giao dịch với hỗ trợ và kháng cự bình thường thôi. Không có gì khó cả

Trên biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá đang thử lại vùng hỗ trợ S1. Nếu bạn cho rằng vùng này có thể giữ vững thì bạn nên đặt lệnh mua với dừng lỗ nằm phía dưới vùng hỗ trợ S2 tiếp theo Nếu giá giảm mạnh xuống dưới S1 và S2 thì bây giờ, các vùng này quay ra tạo thành kháng cự Nếu bạn tin tường và mạnh dạn về việc S1 sẽ giữ vững, bạn có thể đặt dừng lỗ chỉ dưới S1 một chút Đối với chốt lợi, mục tiêu có thể là PP hoặc R1 vì cả 2 cái này có thể tạo kháng cự. Hãy xem giá đã đi đâu kể từ biểu đồ bên trên

Giá đã không thể xuyên xuống thêm và S1 được giữ vững. Sau đó, giá tăng lại lên đến PP và bạn đã chốt lời thành công. Tất nhiên mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy và bạn không nên chỉ dựa vào PP để giao dịch. Bạn có thể chú ý xem liệu các vùng PP có trùng với các hỗ trợ và kháng cự trước đó hay không. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp với mô hình nến hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác để giúp bạn có tín hiệu xác nhận nhiều hơn Ví dụ, nếu bạn thấy một nến Doji xuất hiện ở vùng S1 hoặc Stoch đang nằm trong trạng thái quá bán thì khả năng về việc S1 được giữ vững là cao hơn Thông thường, hầu hết giao dịch nằm trong biên độ giữa S1 và R1, thỉnh thoảng giá sẽ chạm tới S2 và R2. Còn đối với S3 và R3, hiếm khi giá chạm vào vùng này

Giao dịch phá vỡ với Điểm xoay

Cũng giống như hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức PP không phải lúc nào cũng giữ vững Sử dụng phương pháp giao dịch khi giá đi ngang với PP là có thể, nhưng không phải lúc nào cũng được. Nhiều khi các mức PP không giữ được và bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho việc tìm kiếm lợi thế trong tình hình đó. Như đã nói trước đó, có 2 cách để giao dịch phá vỡ – breakout – đó là: kiểu xông xáo – aggressive – và kiểu an toàn – safe

Cả hai cách đều tốt, tuy nhiên cần nhớ rằng nếu bạn chọn cách an toàn, tức là đợi giá thử lại các hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sẽ bị mất các biến động mạnh

Có thể thấy rằng giá đã tăng mạnh trong suốt cả ngày giao dịch. giá mở cửa ngày với một khoảng trống – gap – nhảy lên trên PP. Giá tăng mạnh và dừng lại ở R1 Sau đó, giá phá R1 và tăng thêm một ít nữa Nếu bạn có phương pháp giao dịch xông xáo – aggressive – bạn sẽ bắt được biến động mạnh này và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu bạn là một người giao dịch an toàn và bạn đợi sự thử lại của giá để vào lệnh thì bạn đã “mất ăn”. Giá không thử lại R1 sau khi phá vỡ. Cả R1 và R2 sau khi phá vỡ đều không được thử lại

Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo phương pháp xông xáo – aggressive – bạn có thể đã bắt phải những tín hiệu sai khi giá không thể tiếp tục đi xa hơn sau khi đã phá vỡ PP. Nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn sẽ bị dừng lỗ Sau đó, bạn có thể thấy giá phá vỡ mạnh. Chú ý là giá đã thử lại vùng kháng cự đã gãy Quan sát khi mà giá đảo chiều sau đó và phá vỡ R3, vẫn còn cơ hội để đặt lệnh bán khi giá thử lại vùng kháng-cự-chuyển-thành-hỗ trợ (resistance turned support – turned resistance) (có thể tìm đọc lại trong các bài học trước về vấn đề này) Hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ và yếu tố này giúp vào lệnh an toàn hơn

Đặt dừng lỗ và chốt lời với giao dịch kiểu phá vỡ

Một điều khó khăn khi giao dịch kiểu phá vỡ là chọn điểm để đặt lệnh dừng lỗ. Không giống như giao dịch khi giá đi ngang, việc giao dịch kiểu phá vỡ là phải tìm kiếm những biến động nhanh và mạnh

Một khi một mức nào đó bị phá vỡ, theo lý thuyết, vùng đó sẽ trở thành “hỗ trợ thành kháng cự” hoặc “ kháng cự thành hỗ trợ” Nếu bạn đặt lệnh mua khi giá phá vỡ R1, bạn cần đặt dừng lỗ phía dưới R1 một chút

Để đặt điểm chốt lời, bạn có thể chú ý đến vùng PP hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo như là các vùng có thể đặt chốt lời. Rất ít khi mà giá có thể phá vỡ tất cả các mức của PP, ngoại trừ khi có tin kinh tế quan trọng hoặc sự kiện bất ngờ diễn ra

Trong ví dụ này, một khi bạn thấy giá phá vỡ R1, bạn nên đặt dừng lỗ phía dưới R1. Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn cần giữ lệnh của mình và chuyển điểm dừng lỗ lên dần nếu biến động giá vẫn tiếp tục đúng hướng. Bạn cần xem xét cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp. Cũng như các phương pháp khác, bạn cần cẩn thận với những rủi ro khi giao dịch theo kiểu phá vỡ PP Trước tiên, bạn sẽ không biết rằng liệu giá có đi tiếp hay không. Bạn luôn suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vào lệnh, nhưng nhiều khi bạn lại bị trúng đỉnh hoặc trúng đáy, có nghĩa là bạn đã bị trúng tín hiệu sai Thứ hai, bạn sẽ không biết chắc liệu đó có phải là tín hiệu phá vỡ thực sự hay không, hay chỉ là một biến động bất thường do một thông tin kinh tế quan trọng nào đó gây ra. Sự tăng giảm bất thường là biến động thường diễn ra khi có một thông tin quan trọng đang được công bố, vì vậy, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng và cẩn thận với những thông tin có trong lịch công bố thông tin trong ngày hoặc trong tuần Cuối cùng, cũng giống như giao dịch khi giá đi ngang, tốt nhất là đợi giá phá vỡ các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng mới vào lệnh. Nhiều khi chúng ta nghĩ giá đang phá R1 nhưng lại không chú ý rằng có một kháng cự mạnh nằm phía trên R1 một chút. Giá có thể phá R1 nhưng lại chạm vào kháng cự mạnh phía trên và giảm điểm trở lại Bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật động lượng để giúp có một tín hiệu giao dịch tốt hơn và nhằm xác định xem sự phá vỡ này là thực hay không

5. Sử dụng Điểm xoay để xác định cảm tính thị trường

Có một cách nữa để dùng PP vào trong chiến lược giao dịch của bạn, đó là các dùng PP để đo cảm tính thị trường (market sentiment) Điều này có nghĩa là bạn có thể thấy hiện những người giao dịch toàn cầu đang nghiêng về việc mua hay bán một cặp tiền nào đó. Việc bạn cần là nhìn vào PP. Dựa vào vị trí của giá so với PP (trên hoặc dưới) bạn sẽ xác định được rằng phe mua hay phe bán đang nắm tình hình Nếu giá phá lên PP thì đó là dấu hiệu người giao dịch đang đánh giá thị trường tăng điểm và bạn nên mua vào. Hãy xem ví dụ dưới đây để xem điều gì xảy ra sau khi giá vượt lên trên PP

Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng giá tạo khoảng trống – gap – và mở cửa ngày giao dịch phía trên của PP. Sau đó, giá tăng lên cao hơn nữa, vượt qua tất cả những kháng cự. Ngược lại với ví dụ trên, nếu giá cắt xuống PP thì bạn có thể bán ra. Việc giá giảm xuống dưới PP cho dấu hiệu rằng cảm tính thị trường là giảm điểm và phe bán đang giành được lợi thế trong phiên giao dịch

Trên biểu đồ này, chúng ta thấy giá đã thử lại PP, vốn được xem như là 1 mức kháng cự. Sau đó, giá tiếp tục giảm điểm. Nếu bạn đã ghi nhớ rằng giá mà dưới PP thì sẽ giảm điểm tiếp và bạn đặt lệnh bán, bạn đã kiếm được lợi nhuận rồi. Tất nhiên, tình hình không phải lúc nào cũng vậy. Có nhiều khi bạn nghĩ rằng nhiều người giao dịch đang đánh xuống , nhưng sau đó lại thấy nó đảo chiều và đi lên, rồi nhanh chóng phá cả đỉnh

Trong ví dụ trên, nếu bạn thấy giá phá xuống PP và bạn canh bán, có thể bạn đã có một ngày rất, rất buồn. Vì giá đã tăng điểm trở lại, phá cả PP. Sau đó, giá nằm luôn ở trên PP, cho thấy sức mạnh của phe mua

Bài học ở đây là gì?

Dân giao dịch là những người hay thay đổi Cảm giác vì giá có thể thay đổi nhanh chóng từ ngày này qua ngày nọ, thậm chí là thay đổi theo phiên. Đó là lý do tại sao mà bạn không thể chỉ đơn giản là mua khi giá nằm trên PP hoặc bán khi giá giảm xuống dưới PP Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng PP để phân tích, bạn nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để nhằm xác định cảm tính thị trường

6. Một số phương pháp tính Pivot Point mới

Ngoài phương pháp tính PP tiêu chuẩn như đã đề cập, còn có nhiều cách khác để tính PP. Chúng ta hãy cùng xem dưới đây

Chú thích:

H : Giá cao nhất phiên trước

L : Giá thấp nhất phiên trước

C : Giá đóng cửa phiên trước

Woodie Pivot Point

R2 = PP + H – L

R1 = (2 x PP) – L

PP = ( H + L + 2C) / 4

S1 = (2 x PP) – H

S2 = PP – H + L

Theo phương pháp trên, bạn có thể thấy rằng cách tính PP rất khác so với cách tiêu chuẩn, từ đó dẫn đến việc các hỗ trợ và kháng cự được tính toán ra cũng khác. Hãy xem ví dụ về Woodie PP được sử dụng cho biểu đồ ở dưới đây. Các đường Woodie PP, hỗ trợ, kháng cự là các đường liền, trong khi đó các đường dấu chấm là PP được tính theo phương pháp tiêu chuẩn.

Công thức khác nhau đã dẫn đến những mức hỗ trợ kháng cự khác nhau. Nhiều người giao dịch sử dụng Woodie PP bởi vì nó làm tăng trọng số cho giá đóng cửa của phiên trước. Nhiều người lại thích dùng phương pháp PP tiêu chuẩn vì nó được nhiều người sử dụng, từ đó nó trở nên hiệu quả do số đông sử dụng tạo nên

Camarilla PP:

R4 = C + ((H-L) x 1.5000)

R3 = C + ((H-L) x 1.2500)

R2 = C + ((H-L) x 1.1666)

R1 = C + ((H-L) x 1.0833)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = C – ((H-L) x 1.0833)

S2 = C – ((H-L) x 1.1666)

S3 = C – ((H-L) x 1.2500)

S4 = C – ((H-L) x 1.5000)

Công thức tính PP kiểu Camarilla có sự tương đồng với công thức của Woodie. Nó cũng sử dụng giá đóng cửa của ngày hôm trước và khoảng cách giá cao nhất – thấp nhất để tính toán các mức hỗ trợ, kháng cự Điều khác biệt ở đây là bạn phải tính đến 8 vùng chính (bao gồm 4 kháng cự, 4 hỗ trợ), và mỗi vùng này lại nhân với một con số khác nhau Ý tưởng chính của Camarilla PP rằng giá có xu hướng tự nhiên là sẽ quay về mức trung bình (tương tự như Bollinger Band), có nghĩa là nó thường sẽ quay lại mức giá đóng cửa của ngày hôm trước Bạn có thể giao dịch bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán khi giá chạm vào hỗ trợ 3 hoặc kháng cự 3. Tuy nhiên, nếu giá bật mạnh đến S4 hoặc R4 thì đó là dấu hiệu rằng xu hướng trong ngày mạnh, và bạn cần đi theo hướng đó. Hãy xem sự khác nhau của Camarilla PP (đường liền) khác thế nào so với PP tiêu chuẩn (đường dấu chấm) trong biểu đồ dưới đây

Có thể thấy, Camarilla PP nhấn mạnh vào giá đóng cửa của phiên giao dịch trước nhiều hơn so với PP tiêu chuẩn. Chính vì vậy, thường các mức kháng cự của Camarilla thì nằm ở mức thấp hơn các mức kháng cự của PP tiêu chuẩn, trong khi đó các mức hỗ trợ thì lại nằm cao hơn

Fibonacci Pivot Point

R3 = PP + ((High – Low) x 1.000)

R2 = PP + ((High – Low) x .618)

R1 = PP + ((High – Low) x .382)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = PP – ((High – Low) x .382)

S2 = PP – ((High – Low) x .618)

S3 = PP – ((High – Low) x 1.000)

Fibonacci PP được tính toán dựa trên cách tính PP tiêu chuẩn. Sau đó, nhân biên độ hôm trước với những mức Fibonacci. Nhiều người sử dụng con số 38.2%, 61.8% và 100% cho việc tính toán này Sau đó, cộng hoặc trừ con số có được cho PP và chúng ta sẽ có Fibonacci PP Xem biểu đồ bên dưới để thấy sự khác nhau giữa các mức của Fibonacci PP (đường liền) so với PP tiêu chuẩn (đường chấm đứt)

Sự logic của Fibonacci PP nằm ở chỗ nhiều người giao dịch thích sử dụng tỷ lệ Fibonacci. Nhiều người còn dùng nó cho cả các đường MA, các mức hồi lại…Vì vậy, nó còn được đem ra áp dụng cho việc tính PP Hãy nhớ rằng cả Fibonacci PP và PP tiêu chuẩn đều dùng để tính hỗ trợ và kháng cự. Càng nhiều người sử dụng chúng, chúng càng trở nên hiệu quả hơn

Phương pháp nào tốt nhất?

Cũng giống như những chỉ báo kỹ thuật khác nhau mà chúng ta đã học, không có một phương pháp đơn nào tốt nhất. Nó phải dựa vào việc bạn kết hợp kiến thức về PP của bạ với những công cụ khác trong số các công cụ bạn dùng

7. Tổng kết Điểm xoay – Pivot Point

Pivot Point – PP – được dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự một cách khách quan Một số điều cần ghi nhớ để sử dụng PP tốt hơn:

 PP là kỹ thuật xác định những mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng  Có 4 cách chính để tính PP là : cách tiêu chuẩn, Woodie, Camarilla và Fibonacci

 PP rất hữu dụng vì giá thường biến động xung quanh các mức của PP. Thường thì trong ngày, giá hay nằm trong khoảng S1 và R1

 PP có thể dùng để giao dịch khi giá đi ngang, phá vỡ hoặc đi theo xu hướng

 Người giao dịch khi giá đi ngang – range-bound trader – có thể vào lệnh mua khi giá nằm gần các mức hỗ trợ và bán ra khi giá nằm gần các mức kháng cự

 PP còn được người giao dịch kiểu phá vỡ – breakout trader – dùng để xác định các vùng chính cần phải phá vỡ để giá biến động mạnh

 Người giao dịch theo cảm tính (hay xu hướng) dùng PP để xác định tình trạng tăng hay giảm của một cặp tiền

 Sự đơn giản của PP khiến nó hữu dụng đối với người giao dịch. Nó cho phép thấy được các vùng sẽ tác động đến biến động của giá. Bạn sẽ trở nên đồng điệu với biến động của thị trường hơn và có thể có quyết định giao dịch tốt hơn

 Sử dụng phân tích PP một mình là không đủ. Nên học cách sử dụng PP chung với các chỉ báo kỹ thuật khác như mô hình nến, giao cắt của MACD, giao cắt của MA, stochastic, RSI …. Sự xác nhận của các chỉ báo càng nhiều, khả năng chúng ta giao dịch thành công càng cao

Saigontradecoin/ Nguồn : ActiveTrading

Để ủng hộ chúng tôi có những bài viết chất lượng hãy ủng hộ cho nhóm chúng tôi tại:

  • Ví BTC : 1opZfujtpEBz3qBMYCm2R7DjWF52vWAy1
  • Ví ETH : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614
  • Ví USDT ( ERC20) : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Cặp giao dịch futures mới: Giao dịch futures GRASS để chia sẻ airdrop 30,000 USDT

Quy tắc ưu đãi Hoạt động 1: Thực hiện giao dịch futures đầu tiên...

Mở khoá quà tặng ký quỹ spot Halloween từ Mystery Box để nhận đến 3000 USDT và memecoin với Bitget

🎁Nhận Hộp bí ẩn Halloween & spot margin 💰Thắng memecoin và lên đến 3000...

Bitget niêm yết Comedian (BAN) tại Innovation Zone và Meme Zone!

Bitget vui mừng thông báo Comedian (BAN) sẽ được niêm yết tại Innovation...

Smart Contract Trường Tồn: Cuộc Cách Mạng Từ Agoric

Giới thiệu Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao các giao dịch blockchain...

Bitget niêm yết Act I: The AI Prophecy (ACT), tham gia và chia sẻ 1,388,888 ACT!

Chúng tôi vui mừng thông báo Act I: The AI Prophecy (ACT) sẽ...

Swell chuyển sang OP Stack: Phát triển optimistic rollup trên hệ sinh thái Superchain.

Swell đã quyết định chuyển sang sử dụng OP Stack cho việc phát...

Circle tăng phí khi Fed cắt giảm lãi suất.

Circle đã công bố kế hoạch tăng phí rút tiền từ stablecoin USDC...