Dự án Optimism, giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum

Dự án Optimism là gì?

Dự án Optimism là một giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum nhằm giảm tải phí gas, tăng tốc độ hoàn thiện giao dịch, từ đó đem lại trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng mà vẫn giữ được bảo mật từ chain gốc Ethereum. Optimism thuộc mảng Optimistic Rollup, sử dụng cơ chế bảo mật bằng chứng gian lận (fraud proof).

Công nghệ Optimism

Công nghệ dự án

Optimism là một giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 cho Ethereum, sử dụng Optimistic Rollup và cơ chế bảo mật bằng chứng chống lỗi (fault proof) nhằm giảm tải phí gas, tăng tốc độ hoàn thiện giao dịch, từ đó đem lại trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng mà vẫn giữ được bảo mật từ chain gốc Ethereum.

Tính giải quyết vấn đề

Optimism là một Layer 2 gồm 3 thành phần chính: 

– Ethereum mainnet: Nền tảng bảo mật gốc Layer 1 của Optimism-

– Optimistic Rollup: Cốt lõi cho khả năng mở rộng của Optimism.

– Optimistic Virtual Machine (OVM): Máy ảo tương thích với Ethereum, giúp các dự án hoạt động như đang ở trên Layer 1 Ethereum. Đây là môi trường chạy các smart contract của Ethereum, bởi vậy OVM có thể coi như là EVM với khả năng mở rộng tốt hơn rất nhiều, giúp xử lý một lượng lớn smart contract trong cùng một thời điểm nhất định.

Khi nói đến ứng dụng dApps, có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa Optimistic Rollup và zk Rollup nằm ở chi phí, vì Optimistic Rollups yêu cầu các node đơn giản thực hiện hợp đồng, trong khi zk-Rollups cần tạo ra một bằng chứng mật mã phức tạp đòi hỏi hàng trăm hoặc hàng nghìn hoạt động elliptic curve đắt tiền trong một bằng chứng. Điều này làm cho zk-Rollups đắt hơn đáng kể để sử dụng so với Optimistic Rollups. Tuy nhiên, hệ thống zk có lợi thế hơn trong việc bắc cầu đến Layer 1.

Optimism sử dụng cơ chế mà luôn cho rằng các transaction là valid và không cần phải tính toán, và cơ chế fault proof sẽ được dùng để xác thực tính hợp lệ của giao dịch. 

Optimism ngoài cơ chế quản trị dựa trên các token holder truyền thống (Token house) còn có cơ chế quản trị Citizens’ House cho phép những người không có token OP vẫn có thể tham gia quản trị Optimism. Token House dựa trên token OP và có thể chuyển nhượng, thì Citizens’ House dựa trên các NFT gọi là Citizenship và không thể chuyển nhượng. Citizens’ House sẽ gồm những người sở hữu các “soulbound” – NFT không thể chuyển nhượng, đại diện cho quyền quản trị.

Optimism tháng 4 cũng đã ra mắt DAO Optimism Collective để gọi vốn công và thực hiện quản trị

Tính mở rộng

Tốc độ của Optimistic rollup là rất tốt với tps lên đến 2000 cho khả năng scale tốt

Tính thân thiện

  • Với các nhà phát triển: 

Được a16z đánh giá là một phần mở rộng của Ethereum – từ triết lý (OVM và EVM) tới nền tảng công nghệ của nó. Sự tuân thủ chặt chẽ này đối với các mô hình phát triển Ethereum dẫn đến quá trình chuyển đổi rất dễ dàng cho các nhà phát triển, ví và người dùng: không có ngôn ngữ lập trình mới, độ thay đổi trong việc coding đối với các hợp đồng hiện tại là tốt thiểu và có hỗ trợ sẵn có cho phần lớn công cụ Ethereum hiện có.

  • Với người dùng:

Thân thiện khi sử dụng do dùng Ethereum mainnet nên có cùng format địa chỉ ví như ETH (bắt đầu bằng 0x…), tương thích với các ứng dụng Ethereum (có cả metamask). Trình khám phá blockchain của Optimism giống hệt với Etherscan, trình khám phá blockchain của mạng chính Ethereum.

– Tốc độ chuyển tài sản lâu cùng phí gas luôn thay đổi theo Ethereum sẽ là trở ngại dù rẻ hơn đáng kể. 

– Giao dịch trên Optimism sử dụng cùng một lượng gas như một giao dịch tương đương sẽ sử dụng trên Ethereum; tuy nhiên, chi phí tiêu chuẩn cho gas trên Optimism chỉ là 0,001 gwei, rẻ hơn nhiều lần so với L1.

Ưu và nhược

Ưu điểm

– Nền tảng roll up hỗ trợ tốt cho Ethereum

– Hỗ trợ cho các tool sẵn có của Ethereum

– Thân thiện với các nhà phát triển, người dùng và

– Cơ chế quản trị Citizen House đột phá hỗ trợ tốt cho cả cộng đồng Optimism và không phải thuộc Optimism 

– Scale được smart contract

– Phí rẻ hơn so với zk rollup (tùy trường hợp)

– Có cầu nối riêng (sắp có) để chuyển tài sản

Nhược điểm

– Phí gas không cố định

– Tốc độ rút tài sản lâu

– Chưa có cơ chế để giải quyết triệt để trong trường hợp Token House bất đồng với Citizens’ House

– Khả năng bảo mật bị đặt dấu hỏi

– Tính năng fault proof: một số nơi cho rằng nó có thể bị lợi dụng để đánh cắp tiền

– Cơ chế thưởng cho những người tham gia hoạt động mạng chưa thỏa đáng

Mô hinh kinh doanh

– Doanh thu dự án đến từ việc xác nhận giao dịch của Sequencer

– Về cơ chế, có 2 loại fee của 1 giao dịch trên Optimism: Layer 2 fee (thực thi – execution) + Layer 1 (bảo mật – security). ETH sẽ làm token phí giao dịch, check fee hiện tại trên Layer 2 tại đây.

Tính giải quyết nhu cầu

Các giải pháp Layer 2 ra đời nhằm mục đích tăng khả năng mở rộng trên Ethereum. Thực trạng mạng lưới trên Ethereum thường xuyên tắc nghẽn, điều này dẫn đến phí giao dịch trên Ethereum rất cao, có thời điểm mức gas fee giao dịch lên đến $200.

Phí gas trên Ethereum
Lịch sử gas fee giao dịch trên mạng lưới Ethereum – Nguồn bitinfocharts

Các dự đem lại nguồn doanh thu tương đối cho Optimism: (Hiện có 177 dự án)

  • AAVE 
  • SYNTHETIX
  • 1INCH
  • PERPETUAL
  • HOP PROTOCOL
  • UNISWAP
  • CELER
  • CRYPTO
  • CURVE FINANCE
  • SUSHISWAP
Các dự án tạo ra doanh thu cho dự án Optimism
Các dự án tạo ra doanh thu tương đối trên Optimism – Cập nhật ngày 20/7/2022
ThángDoanh thu
5/202184k
6/2021339.9k
7/2021565.2k
8/2021909.4k
9/20211.1m
10/20211.4m
11/20212.2m
12/20213.5m
1/20226.1m
2/20221.7m
3/20221.5m
4/20221.6m
5/20221.7m
6/20221.1m
Bảng doanh thu theo tháng của Optimism (Cập nhật ngày 20/7/2022)

Doanh thu trên sẽ được phân phối đến cộng đồng thông qua Retroactive và được cộng đồng vote mỗi quý để trả reward cho cá nhân, team, dự án, cộng đồng đóng góp tích cực cho sự phát triển của dự án.

Nhận xét:

Doanh thu của dự án sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của hệ sinh thái, càng nhiều dự án liên kết với Optimism sẽ tạo ra nhiều giao dịch trên mạng lưới.

Demand token OP phụ thuộc vào sự phát triển của hệ sinh thái. Cụ thể như dự án UniSwap có pool thanh khoản OP. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, rất ít dự án liên kết với Optimism sử dụng token OP cho các use-cases cụ thể.

Đội ngũ phát triển

Dự án đã thành lập Optimism Foundation với vai trò là người quản lý Optimism Collective, điều hành các thử nghiệm, thúc đẩy hệ sinh thái, cuối cùng sẽ tan rã và nhường quyền quản trị hoàn toàn cho cộng đồng.

Optimism Foundation sẽ được dẫn dắt bởi 2 founders của Optimism là Jinglan Wang và Ben Jones, tham gia cùng với họ là Eva Beylin (Giám đốc Graph Foundation), Abbey Titcomb (Head of Community của Radicle), và Brian Avello từ Maker Foundation.

Ngoài ra, Optimism PBC cũng được đổi tên thành OP Labs PBC, Liam Horne – trước đây là Trưởng bộ phận Kĩ thuật của Optimism PBC, sẽ đảm nhận chức vụ CEO mới của OP Labs PBC.

Liam Horne: Founder – CEO OP Labs

  • 2013-2016: CTO Piin Point
  • 2016-2017: Director of Engineering tại Atomic. Giống kiểu 1 quỹ đầu tư mạo hiểm vào các start-up.
  • 2017-2021: Co-Founder tại L4. Quỹ này đầu tư hạt giống vào các dự án như OpenSea, Celer, Ramp Network.
  • 2018 – nay: Board Member, Co-Founder tại Ether Capital.
  • 2017- nay: Co-Founder tại ETHGlobal. Tổ chức chuyên tạo ra các hackathon để tìm kiếm, và giải quyết những vẫn đề về Web3 trên mạng lưới ETH.
  • 2021 – nay: CEO của OP Labs.

Thông tin các thành viên khác tại đây.

Raise Fund

  • Cuối năm 2019 dự án Plasma Group được đổi tên thành Optimism. Sau đó họ huy động được 3.5 triệu đô từ Paradigm và IDEO CoLab Ventures, số tiền này dùng để vận hành công ty và nghiên cứu phát triển dự án ban đầu.
  • Ngày 24/2/2021 Optimism gọi vốn vòng Series A thành công với 25 triệu đô, dẫn đầu vòng gọi vốn này là a16z. 
  • Ngày 17/3/2022 Optimism gọi vốn vòng Series B thành công với 150 triệu đô, Paradigm và A16z tiếp tục dẫn đầu vòng này,vòng gọi vốn này đã nâng định giá công ty lên 1.65 tỷ đô.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại (7/2022), Optimism đã huy động được gần 180 triệu đô với mức định giá 1.65 tỉ đô.

Người dùng

  • Hệ sinh thái: Hiện có khoảng 177 dự án liên kết với Optimism, chi tiết tại đây.
Hệ sinh thái dự án Optimism
Hệ sinh thái Optimism
  • Số lượng holder
Số lượng holder dự án Optimism
Số lượng holder Optimism

Số lượng người dùng Optimism hàng ngày

Số lượng người dùng hàng ngày trên Optimism

Lượng người dùng hàng ngày Optimism ở mức thấp, dưới 10k user/ngày, lượng user này đã quay lại thời điểm trước khi có mức tăng đột biến khoảng hơn 100k user/ngày, trong khoảng thời gian dự án ra mắt token OP. Con số này thấp hơn nhiều sơn với các dự án L2 lớn trên thị trường điển hình như Polygon với hơn 200k users/ngày. Tuy nhiên, Optimism cũng mới ở giai đoạn đầu phát triển, cần thêm thời gian phát triển.

Lượng người dùng hàng ngày trên Polygon
Lượng người dùng hàng ngày trên Polygon

Tokenomics

Key Metrics OP

  • Token Name: Optimism (OP) Token
  • Ticker: OP
  • Blockchain: Optimism
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x4200000000000000000000000000000000000042
  • Token Type: Governance
  • Total Supply: Updating…
  • Initial Supply: 4,294,967,296 OP

OP Token Allocation

  • Ecosystem Fund: 25%
  • Retroactive Public Goods Funding (RetroPGF): 20%
  • User Airdrops: 19%
  • Core Contributors: 19%
  • Sugar Xaddies: 17%
OP Token Allocation
OP Token Allocation

Tổng nguồn cung ban đầu sẽ là 4,294,967,296 và tỷ lệ lạm phát với tốc độ 2%/năm để thu hút người dùng mới.

Trong đó lượng token phân bổ cho cộng đồng là 64%, việc phân bổ này được quản lý bởi Optimism Foundation. Năm đầu tiên có 30% lượng token phân bổ cho nền tảng để thúc đẩy các hoạt động. Đến năm thứ hai, những người nắm giữ token sẽ bỏ phiếu về ngân sách phân bổ OP hàng năm của quỹ và lịch trình phân bổ cho những năm tiếp theo như sau:

  • Năm 2: 15% nguồn cung
  • Năm 3: 10% nguồn cung
  • Năm 4: 4% nguồn cung

Phát thải token

TGE Ngày 1/6/2022, 1/6/2033 tổng cung unlock token khoảng 60%.

Thời gian phát thảy dự án Optimism
Thời gian phát thải token OP

Token Use case:
Optimism Collective dựa trên ý tưởng tạo ra một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và có giá trị:

  • Giá trị tích lũy cho OP token holder
  • Giá trị tích lũy cho những người đóng góp và xây dựng trực tiếp từ nguồn tài trợ “retroactive public goods funding”.
  • Giá trị tích lũy cho người dùng và các thành viên cộng đồng từ các đợt airdrop, từ các ưu đãi dự án được thực hiện bởi tài trợ của OP Ecosystem Funding.

Đối thủ cạnh tranh

So sánh các thông số cơ bản của các dự án Layer 2 trên Etherem

Thông sốVốn hoáFDVTổng cungCung Lưu thông
Aribitrum
Optimism$162,993,468$3,259,869,3754,294,967,296214,748,364
Loopring$576,788,529$596,266,5891,374,513,8961,374,513,896
Boba Network$80,418,648$234,286,986500,000,00071,624,231
StarkNet10,000,000,000
Polygon$7,260,099,681$9,076,684,01210,000,000,0008,100,000,000

Hiện tại có nhiều dự án làm về mảng Layer 2 trên Ethereum, nhưng ở đây chúng ta so sánh với Arbitrum vì cùng sử dụng Optimistic Rollup.

Khả năng tương thích EVM và Dev Experience

So với Optimism, Arbitrum Virtual Machine tương thích hơn với EVM, thâm chí cho phép thực thi EVM code trực tiếp mà không cần phải biên dịch lại các smart contract. Ngoài ra, Arbitrum cũng tương thích với nhiều công cụ hơn. So về khả năng tương thích EVM và Dev Experience => Arbitrum có ưu thế hơn.

So về khả năng tương thích EVM và Dev Experience => Arbitrum có ưu thế hơn.

Thời gian rút tiền

Thời gian rút tiền đang là điểm hạn chế chung dành cho cả Optimism và Arbitrum khi so sánh với các giải pháp khác (ví dụ như Polygon).

  • Optimism có thời gian rút tiền tiêu chuẩn từ Layer 2 xuống Layer 1 rất lâu từ 1 – 2 tuần.
  • Arbitrum có thời gian rút tiền tiêu chuẩn từ Layer 2 xuống Layer 1 ngắn hơn Optimism khi chỉ mất thời gian tầm 1 ngày.

Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà 2 dự án quan tâm và họ cũng có một số giải pháp sau:

  • Sử dụng giải pháp được cung cấp bởi bên thứ 3 ví dụ như Connext, …
  • Sử dụng sàn giao dịch như một Bridge trung gian để chuyển tiền cho phép hiệu ứng chuyển tiền liền mạch cho người dùng.

So về thời gian rút tiền từ Layer 2 xuống Layer 1 => Cân bằng.

Khả năng bảo mật

Optimism có xu hướng đặt nhiều Data trên Layer 1 hơn khi so với Arbitrum, thời hạn delay rút tiền cũng dài hơn nhiều lần, điều này khiến cho việc tấn công 51% tốn nhiều chi phí hơn.

Tổng giá trị khoá (TVL) trên Optimism (Cập nhật ngày 14/7/2022)

  • Arbitrum: 639.31M 
  • OP: 293.95 M                

Vấn đề chi phí

Đối với Optimism, việc chạy toàn bộ tx trên chuỗi cho phép nó có một số lợi thế nhất định như bảo mật cao hơn nhưng cũng dẫn đến một hạn chế khác như chi phí cao hơn. Arbitrum ít tốn chi phí cho các fraud proofs hơn phân chia chi phí cho các khối.

So về chi phí khi triển khai và sử dụng => Arbitrum có ưu thế hơn.

Nhìn chung Optimism và Arbitrum đều có một lợi thế lớn khi không yêu cầu chuyển code sang một ngôn ngữ mới, điểm khác nhau là ở lý tưởng trong việc tiếp cận vấn đề:

  • Arbitrum hướng tới một giải pháp chi phí thấp hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi hơn, hỗ trợ cho các txns phức tạp cao.
  • Optimism lại hướng tới một giải pháp có độ bảo mật cao hơn.

Cách tiếp cận cộng đồng

  • Arbitrum open cho mọi nhà phát triển khi mainnet.
  • Optimism lại chọn hướng tiếp cận theo từng giai đoạn, đảm bảo ít sai sót hơn.

Giao dịch OP ở đâu

OP là coin của dự án nổi tiếng, nên được giao dịch ở hầu hết các sàn lớn như :

Binance: https://saigontradecoin.com/go/binance/

Kucoin: https://saigontradecoin.com/go/kucoin/

MEXC: https://saigontradecoin.com/go/mxc-2/

Huobi: https://saigontradecoin.com/go/huobi/

Khuyến nghị dao dịch

Đồ thị tham khảo giá token OP

Sau khi được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn, giá token OP đã được FOMO giai đoạn đầu, nhưng sau đó đã có nhịp giảm sâu 73% về vùng giá khoảng $0.4 và đi ngang trong khoảng hơn 1 tháng. Vừa qua, khi thị trường có sự phục hồi, OP đã có đợt pump giá mạnh, đạt đỉnh ATH khoảng $2.2.

Xét về đầu tư dài hạn, chúng ta có thể chờ lệnh mua vào ở vùng giá từ $1 – $1.2. Mục tiêu giá ở 2 mốc là khoảng $3.9 và $7.3.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Đây là bài phân tích mang tính chủ quan của người viết vì thế chỉ được coi là một tài liệu tham khảo.

Chúc quý nhà đầu tư giao dịch thành công!

Bài viết mới nhất

Sự Bùng Nổ Của Thời Đại Multi-Chain

Thời đại Multi-Chain đang đến với một loạt ứng dụng mới hứa hẹn tận dụng sức mạnh của web3 mà không bị giới hạn...

Agoric: Sử dụng Orchestration với 5 thiết kế ứng dụng đa chuỗi.

Đối với Orchestration, Five Multi-Chain App Designs - 5 Thiết Kế Ứng Dụng Đa Chuỗi, là một khái niệm quan trọng. Agoric sắp ra...

Tầm nhìn về Liquid Staking và Restaking của Persistence One.

Tầm nhìn của chúng tôi về Liquid Staking và Restaking là xem xét sự phát triển và ứng dụng của công nghệ blockchain trong...

Chuyển đổi an ninh của Bitcoin sang Persistence One.

Persistence One hợp tác với Babylon để mở khóa tiềm năng của 21 triệu BTC nhằm bảo vệ hệ sinh thái Liquid Staking và...