Giải Thích Tổn Thất Tạm Thời (Impermanent Loss)

spot_img

Nếu bạn đã từng tham gia vào thị trường DeFi, chắc chắn bạn đã nghe qua thuật ngữ Impermanent Loss hay dịch ra tiếng việt là tổn thất tạm thời. Tổn thất này xảy ra khi tỷ lệ giá của các token đã ký gửi thay đổi, sau khi bạn gửi chúng vào pool thanh khoản. Sự biến động giá của token trong pool càng lớn thì tổn tất tạm thời càng lớn. 

Vậy bạn có thể bị mất tiền vì cung cấp thanh khoản không? Ngoài ra, tại sao tổn thất này lại là tạm thời? Nguyên nhân là bản chất cố hữu trong đặc điểm thiết kế của các công cụ tạo lập thị trường tự động. Việc cung cấp thanh khoản cho một bể thanh khoản có thể là một liên doanh tạo ra lợi nhuận, nhưng bạn sẽ cần phải ghi nhớ khái niệm về tổn thất tạm thời.

Giới thiệu

Các giao thức DeFi như Uniswap, SushiSwap hoặc PancakeSwap đã chứng kiến sự bùng nổ về khối lượng và tính thanh khoản. Các giao thức thanh khoản này về cơ bản cho phép bất kỳ ai sở hữu tiền mã hóa trở thành một nhà tạo lập thị trường (market maker) và kiếm được phí giao dịch.

Vậy đâu là những điều bạn cần biết nếu bạn muốn cung cấp thanh khoản vào các nền tảng này? Và điều gì xảy ra đối với tài sản của chúng ta khi xảy ra biến động giá trên thị trường.

Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) là gì?

Tổn thất tạm thời xảy ra khi bạn cung cấp thanh khoản cho pool thanh khoản và giá tài sản ký gửi của bạn thay đổi so với lúc bạn mới bắt đầu ký quỹ. Sự biến động giá càng lớn, tổn thất tạm thời ảnh hưởng đến bạn càng cao. Ví dự như bạn ký gửi 1000 đô vào pool thanh khoản, khi tổn thất tạm thời xảy ra, lập tức số tiền bạn bị mất đi dưới 1000 đô mặc dù bạn không làm gì.

Các pool chứa tài sản có chênh lệch giá nhỏ sẽ ít bị tổn thất tạm thời hơn. Ví dụ như stablecoin. Trong trường hợp này, rủi ro tổn thất tạm thời sẽ tương đối nhỏ đối với các nhà cung cấp thanh khoản (LP).

Vậy tại sao các nhà cung cấp thanh khoản vẫn cung cấp thanh khoản trong khi họ có thể gặp phải những khoản lỗ tiềm tàng này? Thực tế, tổn thất tạm thời có thể được bù đắp bởi phí giao dịch họ nhận được. Trên thực tế, mặc dù những pool trên Uniswap thường gặp phải tổn thất tạm thời nhưng ngươi dùng vẫn có thể sinh lời nhờ việc hưởng phí giao dịch. 

Uniswap tính phí 0.3% cho mỗi giao dịch trực tiếp và gửi đến các nhà cung cấp thanh khoản. Nếu có nhiều khối lượng giao dịch xảy ra trong một pool nhất định, nó có thể mang lại lợi nhuận ngay cả khi pool bị thiệt hại bởi tổn thất tạm thời. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào giao thức, các pool thanh khoản cụ thể, tài sản ký gửi và thậm chí là các điều kiện thị trường rộng hơn.

Tổn thất tạm thời xảy ra như thế nào?

Hãy xem qua một ví dụ về việc tổn thất tạm thời xảy ra như thế nào với một nhà cung cấp thanh khoản.

Alice gửi 1 ETH và 100 DAI vào pool thanh khoản có tổng 10 ETH và 1000 DAI với hằng số k = 10 * 1000 = 10000 (Xác định theo công thức x*y=k). Trong công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM), cặp token đã ký gửi phải có giá trị tương đương, có nghĩa là giá của 1 ETH là 100 DAI tại thời điểm gửi tiền và giả định tổng số tiền Alice có ban đầu là 200 USD.

Giả sử khi thị trường biến động mạnh, giá ETH tăng lên 400 DAI. Các nhà giao dịch chênh lệch lợi dụng cơ hội này để kiếm lời sẽ dùng DAI để mua ETH trong pool khiến số lượng DAI tăng lên và số lượng ETH giảm xuống. Ví dụ thời điểm hiện tại trong pool có 5 ETH và 2000 DAI.

Vì vậy Alice quyết định rút tiền của mình. Như chúng ta đã biết trước đó, cô ấy được hưởng 10% cổ phần của pool. Kết quả là cô ấy nhận được 0,5 ETH và 200 DAI với giá trị tổng cộng là 400 USD. Cô ấy đã kiếm được một số lợi nhuận đáng kể so với 200 USD ban đầu. Nhưng nếu Alice không gửi 1 ETH và 100 DAI vào pool, giá trị tài sản thời điểm này cô có được là 500 USD. Vì vậy, phần chênh lệch 100 USD của Alice được xem là tổn thất tạm thời mà cô phải chấp nhận khi tham gia vào pool thanh khoản.

Cách ước tính tổn thất tạm thời

Tóm lại tổn thất tạm thời xảy ra khi giá của các tài sản trong pool thanh khoản thay đổi. Nhưng nó chính xác là bao nhiêu? Chúng ta có thể minh họa điều này trên một biểu đồ. Lưu ý, biểu đồ này chưa tính phí mà nhà cung cấp thanh khoản kiếm được khi cung cấp thanh khoản.

Đây là bản tóm tắt về những gì biểu đồ cho chúng ta biết về các khoản lỗ khi cung cấp thanh khoản so với khi chúng ta nắm giữ tài sản:

  • Giá thay đổi 1,25 lần = lỗ 0,6% lỗ
  • Giá thay đổi 1,50 lần = lỗ 2,0%
  • Giá thay đổi 1,75x = lỗ 3,8%
  • Giá thay đổi 2 lần = lỗ 5,7%
  • Giá thay đổi gấp 3 lần = lỗ 13,4%
  • Giá thay đổi gấp 4 lần = lỗ 20,0%
  • Giá thay đổi 5x = lỗ 25,5%

Có một điều quan trọng bạn cũng cần hiểu. Tổn thất tạm thời xảy ra khi nào giá thay đổi theo bất kỳ hướng nào. Thứ duy nhất mà tổn thất vô thường quan tâm là tỷ lệ giá các tài sản so với thời điểm nạp tiền. Nếu bạn muốn được giải thích kỹ hơn về vấn đề này, bạn có thể đọc thêm bài viết của Pintail trên Medium để tìm hiểu thêm về nó.

Rủi ro khi cung cấp thanh khoản cho AMM

Thành thật mà nói, tổn thất tạm thời không hẳn là cái tên phù hợp. Nó được gọi là tổn thất tạm thời bởi vì tổn thất chỉ thành hiện thực khi bạn rút tiền của mình khỏi pool thanh khoản. Nếu bạn thực hiện lệnh rút tiền, tổn thất tạm thời sẽ trở thành tổn thất vĩnh viễn.

Hãy hết sức cẩn thận khi bạn gửi tiền vào một AMM. Như chúng ta đã thảo luận, một số pool thanh khoản chịu tổn thất tạm thời nhiều hơn những pool khác. Theo một nguyên tắc đơn giản, tài sản trong pool càng biến động, bạn càng có nhiều khả năng chịu tổn thất tạm thời. Vì vậy, tốt hơn bạn nên bắt đầu bằng cách nạp một khoản tiền nhỏ. Bằng cách này, bạn có thể ước tính sơ bộ về lợi nhuận mà bạn có thể có trước khi cam kết nạp một số tiền đáng kể hơn.

Điểm cuối cùng đó là hãy tìm kiếm thêm các AMM và thử trải nghiệm với chúng. DeFi giúp mọi người khá dễ dàng fork ra các phiên bản AMM và thêm vào đó một số thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra lỗi và nó có khả năng khiến tiền của bạn bị kẹt trong AMM mãi mãi. Nếu một pool thanh khoản hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường, có thể trong đó sẽ bao gồm sự đánh đổi và rủi ro liên quan cũng có thể cao hơn.

Tổng kết

Tổn thất tạm thời là một trong những khái niệm cơ bản mà bất kỳ ai muốn cung cấp tính thanh khoản cho các AMM đều nên hiểu. Nói tóm lại, nếu giá của tài sản thay đổi kể từ khi ký gửi, nhà cung cấp thanh khoản có thể chịu tổn thất tạm thời.

Đọc thêm: Nhiều nền tảng DeFi tăng khả năng tương tác đa chuỗi

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

MemeFi (MEMEFI): Xu Hướng Mới Trong Thế Giới Memecoin và Game

MemeFi (MemeFi) là gì?   MemeFi là một nền tảng game độc đáo theo chủ...

Khơi Dậy Đam Mê Khởi Nghiệp: Sự Kiện Kỹ Năng Pitching và Thuyết Phục Nhà Đầu Tư cùng Bitget

Vào ngày 05/10/2024, sự kiện "Kỹ Năng Pitching và Thuyết Phục Nhà Đầu...

[Niêm yết đầu tiên] Bitget niêm yết Puffer (PUFFER), tham gia và chia sẻ 3,370,000 PUFFER

Giới thiệu Puffer (PUFFER) Puffer Finance là dự án tiên phong trong việc xây...

Bitget niêm yết Commune AI (COMAI) tại Innovation Zone, AI Zone và Web3 Zone

Giới thiệu Commune AI (COMAI) Commune AI là một giao thức ngang hàng và...

Gia tăng lợi nhuận! Tiết kiệm ATH với APR lên đến 23%!

Bitget Earn sẽ ra mắt ưu đãi gia tăng lợi nhuận Tiết kiệm...

Miễn phí: Mua HMSTR, CATDOG & WUF bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ trên Bitget

Người dùng Bitget hiện có thể mua HMSTR, CATDOG và WUF ngay lập...

Sự trở lại của CZ: Cựu CEP Binance xuất hiện tại tuần lễ Blockchain Dubai.

Cựu CEO Binance, Changpeng ‘CZ’ Zhao, dự kiến sẽ có sự xuất hiện...

Persistence One: Nhìn lại Q3 và Kế hoạch Q4 2024 trong Hành trình BTCfi

Quý 3 năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho Persistence...

API Orchestration của Agoric ra mắt trên Mainnet – Smart Contracts đã sẵn sàng!

Với Upgrade 17 đã hoạt động trên mainnet, API Orchestration của Agoric hiện...