Pendle là gì? Giải thích tất tần tật thông tin của nó?

Tổng quan:

Pendle là một giao thức Yield-Trading, nơi user có thể thực hiện nhiều chiến lược quản lý lợi suất Yield, cụ thể là tân dụng việc thay đổi liên tục Yield trong DeFi và giao dịch tokenized các Yield này thông qua cơ chế AMM của dự án (Hiểu đơn giản là mua bán lợi suất trong tương lai).

Pendle là gì?

Theo định nghĩa Pendle là một giao thức Yield-Trading trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Và, Pendle cho phép người dùng thực hiện các chiến lược quản lý lợi suất Yield bằng cách tận dụng sự biến đổi liên tục của lợi suất trong DeFi và giao dịch các tokenized yield thông qua cơ chế AMM (Automated Market Maker) của dự án.

Cụ thể, Pendle cho phép người dùng “tokenize” lợi suất (yield) từ các nguồn như các pool tài sản hoặc nhà cung cấp thanh khoản và giao dịch các token này thông qua AMM. Điều này cho phép người dùng mua và bán lợi suất trong tương lai, từ đó tạo ra một thị trường lợi suất phái sinh.

Qua đó, người dùng có thể thực hiện các chiến lược quản lý lợi suất phức tạp hơn, như mua lợi suất trong tương lai với giá cố định để bảo vệ khỏi sự biến đổi của lợi suất hoặc bán lợi suất trong tương lai để tận dụng sự thay đổi của lợi suất. Điều này tạo ra một phạm vi rộng hơn của các công cụ và cơ hội giao dịch trong việc quản lý lợi suất trong DeFi.

Tóm lại, Pendle là một giao thức DeFi cho phép người dùng tận dụng và giao dịch lợi suất phái sinh từ các nguồn yield trong DeFi thông qua cơ chế AMM.

3 thành phần chính trong Pendle:

– Yield tokenization (Mã hoá lợi suất)

– Pendle AMM

– Cơ chế quản trị thông qua vePendle 

Bằng cách tạo ra thị trường Yield trong DeFi, Pendle cho phép user thực hiện các chiến lược như sau:

A. Lợi suất cố định (Fixed Yield). 

VD như kiếm lợi suất cố định trên stETH của Lido

B. Long Yield. 

VD user mua nhiều Yield Tokenization hơn khi nghĩ rằng Yield trên stETH sẽ tăng trong tương lai

C. Cấp thanh khoản vào pool để nhận Yield như phí giao dịch

Cơ chế Pendle có phần hơi phức tập, mình sẽ đi chi tiết phần Yield tokenization. Trước hết, mình lấy ví dụ về sự khác biệt trong cơ chế của Pendle với các giao thức khác. 

VD:

Khi user stake 100 DAI vào giao thức Compound trong 3 tháng và sau khi hết 3 tháng, user sẽ nhận lại được 100 DAI ban đầu + phần lợi suất Yield gồm 1 DAI, 0.5 COMP. Nhưng khi user stake trên Pendle, giao thức sẽ mint 100 DAI ban đầu thành 2 token PT (100 PT cDAI PT) và YT (100 YT cDAI), cụ thể là và và để hiểu hơn, mọi người tiếp tục theo dõi phần bên dưới:

Yield tokenization PT và YT là gì?

PT (Principal Token): Token này sẽ cho user quyền để hoán đổi về tài sản cơ bản ban đầu (underlying asset) khi đến kỳ đáo hạn quy định. PT lấy ý tưởng từ trái phiếu zero coupon (zero-coupon bond) trong TradeFi. Nó là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ mà chỉ trả vào một lần duy nhất. Tuy chỉ có một kỳ trả lãi duy nhất nhưng nó lại có mức chiết khấu cao và mang lại lợi nhuận lớn khi trái phiếu đáo hạn.

Ví dụ: Nếu user sở hữu 100 PT cDAI với kỳ đáo hạn 1 năm thì sau 1 năm, user sẽ có quyền hoàn trả 100% PT cDAI thành 100 DAI ban đầu.

– YT (Yield Token): Token này dùng làm cơ sở để nhận Yield của tài sản cơ bản từ thời điểm stake cho đến kỳ đáo hạn.

Ví dụ: Nếu user sở hữu 100 YT cDAI và DAI có Yield trung bình ~5% thì user sẽ có được 5 cDAI khi đến kỳ đáo hạn.

Note: “kỳ đáo hạn – Maturity” là ngày mà PT sẽ có thể dùng để hoàn lại (redeem) 100% tài sản cơ bản và cũng là hạn cuối YT ngừng tích lũy Yield.

Vì vậy tại thời kỳ đáo hạn 1 PT stETH= 1 stETH, 1 YT stETH = 0.

Nếu nói đến đây, Pendle chỉ làm mọi thứ thêm phức tạp, vậy điều gì đã làm dự án thu hút được sự chú ý?

Nhìn hình trên, chúng ta có thể tự do mua/bán PT, YT trên thị trường mở, sử cơ chế AMM Pendel. Nhờ đó, giao thức tạo ra các chiến lược cho user tạo ra lợi nhuận từ việc trade PT và YT.

A. Chiến lược lợi suất cố định (Fixed Yield), trade PT

Hiểu đơn giản, người dùng mua PT với giá chiết khấu và giữ đến kỳ đáo hạn để đổi lại tài sản cơ bản nhằm kiếm được phần lợi nhuận. 

Ví dụ:

User mua 1 PT cDAI ở mức giá chiết khấu 0.9 DAI và chờ đến kỳ đáo hạn để đổi lại 1 DAI với lợi nhuận Yield 0.1 DAI (Fixed Yield là 11%)

Giải thích tại sao có giá chiết khấu:

User mua 1PT cDAI (nó là tài sản 1DAI đang stake trên Compound) và không bao gồm thành phần lợi suất trong kỳ đáo hạn nên giá luôn thấp hơn 1 DAI.

Đây là chiến lược đơn giản cho user, chỉ cần bậc chế độ Simple trên Pendle, sau đó chọn PT có mức giá chiết khấu hợp lý với kỳ đáo hạn phù hợp, PT sẽ 100% redeem thành tài sản cơ bản khi đến kỳ đáo hạn hoặc có thể mua/bán trước kỳ đáo hạn trên thị trường mở của Pendle.

Khi nào nên mua PT (Principal Token)?

Áp dụng chiến lược Fixed Yield để mua và hold PT thì user cần tính toán mức giá hợp lý trên thị trường vì mức Fixed Yiel này liên tục thay đổi.

Ví dụ:

Mức Yield stETH đang ở mức 5% trên Lido và PT stETH trên Pendle có mức Fixed Yield 6.4% thì user có thể cân nhắc buy và hold đến kỳ đáo hạn.

Như trên hình,1 PT stETH = 0.94 stETH, user buy 100 PT stETH với giá chiết khấu bằng 94 stETH và chờ đến kỳ đáo hạn 1/1/2024 để đổi lại 100 stETH với Fix Yield 6.4%.

Note: 

 – Underlying APY = 5% có nghĩa stETH đang có mức Yield 5% khi staking trên Lido

– Fixed APY 6.4% có nghĩa stETH đang có mức chiết khấu 6.4% trên thị trường mở Pendle

Có thể bán PT trước kỳ đáo hạn không?

Khi thị trường biến động, Yield thay đổi và user cảm thấy có mức lợi suất hợp lý sau thời gian hold, họ có thể bán trước kỳ đáo hạn. 

B. Chiến lược Longing Yield – Trade YT (Mua bán lợi suất tương lai)

Mua YT lấy ý tưởng từ “coupon payments” trong TradFi, nó cho phép user mua lợi suất của một tài sản và thu lợi nhuận + khi lợi suất nhận được cao hơn chi phí phải trả để mua YT.

Trong Pendle, YT được trade cùng pool với PT như đã chia sẽ ở trên. User cần chuyển sang chế độ Pro mới có thể truy cập.

Ví dụ:

VD có một pool stETH ở Pendle với kỳ đáo hạn 1 năm, user mua 100 YT stETH với tỉ lệ 1YT stETH = 0.04 stETH, tức là được 4 YT stETH và APY là 25% thì đến ngày đáo hạn user sẽ có được lợi suất 100*0.04*125% = 5 stETH 

Khi nào nên Longing Yield?

Lợi suất khi user mua YT Ydựa vào công thức sau:
Lợi nhuận (Profits) = Lợi nhuận tương lai (future yield) – chi phí mua YT (YT cost)

Công thức lợi nhuận tạo ra khi Long Yield

– Chi phí YT = Implied APY là mức APY trung bình tương lai mà giao thực Pendle áp dụng

– APY trung bình tương lai (Average future APY) có thể xem là mức APY hiện tại (APY current underlying) được tạo ra từ giao thức cơ bản với các điều kiện không thay đổi cho đến kỳ đáo hạn. Ví dụ APY hiện tại trên Lido là 5% thì có thể xem là Average future APY. 

Ví dụ: user dự định mua 100 YT stETH với 3 thông số APY sau:

1. YT stETH = 0.04 stETH (40/1000), Implied APY = 4.2% (Bằng cách giao dịch YT stETH ở mức giá này, thị trường đang định giá APY tương lai trung bình của stETH là 4,2% trong năm tới.

2. Underlying APY = 5% ( APY này có nghĩa là stETH hiện đang tạo ra lợi suất 5% từ phần thưởng staking vào Lido. Do đó, nắm giữ stETH sẽ kiếm được 5% APY).

3. Long Yield APY = 25% (APY để mua và nắm giữ YT ở mức giá hiện tại, giả sử APY trung bình trong tương lai tương đương với Underlying APY hiện tại).

User dự đoán rằng APY trung bình trong tương lai của stETH sẽ duy trì ở mức trên 5%, nghĩa là Implied APY hiện tại là 4,2% là một món hời vì thế user chọn mua 100 YT stETH với giá bằng 4 stETH và đến kỳ đáo hạn sẽ nhận được 5 stETH (= 4 + 25%*5 = 5), APY = 25%.

Note:

– Implied APY < Underlying APY => User sẽ kiếm được nhiều profit hơn khi mua YT.

– Implied APY > Underlying APY => Longing Yield < 0, tức là giá mua YT cao hơn mức lợi suất thu được trong tương lai => Không phải lúc mua vào YT

Làm thế nào để dự đoán Average future APY???

Không đơn giản để nhận định tương lai, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ sở như sau: Ví dụ như trong giai đoạn uptrend, nhu cầu về tiền sẽ tăng => APY người cho vay tăng => Lãi vay tăng => Average future APY tăng.

C. Cấp thanh khoản vào pool để nhận Yield như phí giao dịch

Một tuỳ chọn khác cho user để kiếm Yield trên Pendle là cung cấp thanh khoản.

VD: Stake stETH Pool trên Aura.Finane có APY 4.52% nhưng nếu stake cùng pool trên Pendle, APY sẽ từ 9.11 – 16.7%.

Đến đây, chúng ta lại có thêm một câu hỏi: Yield đến từ đâu?

– Swap Fee

– PENDLE Incentives

– stETH

Để có thể nhận APY đến 16.7%, user cần lock $PENDLE thành vePENDLE (thời gian lock tối đa 2 năm).

Ngoài ra, việc giữ vePENDLE có các lợi ích sau:

– Chia sẻ phí giao dịch từ giao thức

– Một phần Yield từ các PT đã đáo hạn chưa được redeem

– Voting

–  Nhận phí swap từ các pool được vote

Tokenomics

Các token của nhóm sẽ được phân phối đến tháng 4 năm 2023. Sau đó, sự gia tăng về nguồn cung lưu hành sẽ phụ thuộc vào khuyến nghị và quá trình xây dựng hệ sinh thái.

Hiện tại, hàng tuần sẽ có 667.705 token được phát hành từ tháng 10 năm 2022 với mức giảm 1,1% hàng tuần cho đến tháng 4 năm 2026. Sau thời điểm này, tỷ lệ lạm phát cuối cùng sẽ là 2% mỗi năm để đảm bảo các khuyến nghị được thúc đẩy.

Khi ngành công nghiệp phát triển, quyền quản trị có thể đề xuất các thay đổi dựa trên tiến hóa của các quy ước tốt nhất trong hệ sinh thái.

Một số câu hỏi thường gặp

Ngày đáo hạn có ý nghĩa gì?

Mỗi PT và YT đều có một ngày đáo hạn. Đối với PT, sau ngày này bạn có thể đổi lại toàn bộ token mang lợi suất gốc. Đối với YT, lợi suất của token mang lợi suất chỉ được tích lũy cho đến ngày đáo hạn, sau đó YT không còn giá trị.

Sự khác biệt giữa giao diện Simple và giao diện Pro là gì?

Giao diện Simple và giao diện Pro chạy trên cùng một tập hợp hợp đồng và sử dụng cùng các token.

Thêm vào đó, Giao diện Simple được thiết kế tối giản để thực hiện 2 chức năng chính được dự đoán là có lưu lượng truy cập cao nhất để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn cho đa số người dùng.

Giao diện Pro cung cấp cho người dùng toàn bộ các chức năng trên Pendle, cho phép người dùng giao dịch lợi suất bằng cách mua bán PT và YT.

Bạn có thể chuyển đổi giữa hai chế độ bằng cách bật/tắt giao diện tại góc trên bên phải của ứng dụng.

Epoch có nghĩa là gì?

Đối với Pendle, một epoch chính xác là một tuần. Mỗi epoch bắt đầu và kết thúc vào Thứ Năm, 00:00 UTC.

Các bản snapshot của việc bỏ phiếu vePENDLE được thực hiện mỗi epoch, và các phần thưởng không liên quan đến lợi suất (ví dụ: token $CRV, $CVX) cũng được phân phối mỗi epoch.

Tại sao APY Dưới đây được hiển thị trên Pendle khác với APY được hiển thị trong giao thức cơ sở?

APY Dưới đây hiển thị trên Pendle khác với APY hiển thị trong giao thức cơ sở vì ### [information missing]

Ngày đáo hạn có ý nghĩa gì?

Mỗi PT và YT đều có một ngày đáo hạn. Đối với PT, sau ngày này bạn có thể đổi lại toàn bộ token mang lợi suất gốc. Đối với YT, lợi suất của token mang lợi suất chỉ được tích lũy cho đến ngày đáo hạn, sau đó YT không còn giá trị.

Cung cấp thanh khoản Khi cung cấp thanh khoản, tôi nhận được gì làm phần thưởng?

Phí swap được tạo ra bởi pool Phần thưởng PENDLE Phần thưởng giao thức được phát ra bởi tài sản cơ sở (ví dụ: token $COMP, $AAVE)

Tôi có phải stake LP để nhận phần thưởng không?

Không, bạn không cần stake LP token. Tất cả chủ sở hữu LP token sẽ nhận được phần thưởng theo tỷ lệ hợp lý của họ.

vePENDLE là gì?

vePENDLE là hệ thống quản trị của Pendle.

Câu hỏi đặt ra – vePENDLE hoạt động như thế nào?

Khóa PENDLE để nhận vePENDLE. Khoá càng lâu, giá trị vePENDLE của bạn càng lớn. Giá trị vePENDLE sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng bạn có thể gia hạn khoá để làm giảm sự giảm giá này.

Sử dụng vePENDLE để thúc đẩy phần thưởng PENDLE. Bỏ phiếu cho pool mà bạn muốn khuyến khích thanh khoản. Bạn sở hữu vePENDLE càng nhiều, quyền bỏ phiếu càng lớn. Bỏ phiếu cho một pool đủ điều kiện để bạn nhận 80% phí trao đổi được thu vào từ pool đó. APY này được hiển thị trong phần “Voter APY” trước khi bạn bỏ phiếu.

Các chủ sở hữu vePENDLE cũng nhận được một phần doanh thu giao thức, được kiếm từ phí trao đổi và phí YT.

Khi nào PENDLE của tôi được mở khoá?

Bạn có thể khoá PENDLE để nhận vePENDLE trong tối đa 2 năm. Một ví được liên kết với một ngày mở khoá duy nhất. Nếu bạn gia hạn khoá hoặc khoá thêm PENDLE, ngày mở khoá sẽ được thay đổi cho toàn bộ số dư vePENDLE của bạn.

Có sự khác biệt giữa Ethereum và các chuỗi khác không?

vePENDLE chỉ tồn tại trên blockchain Ethereum, có nghĩa là bạn chỉ có thể khoá PENDLE và bỏ phiếu từ Ethereum, nhưng bạn có thể bỏ phiếu cho các pool trên các chuỗi khác. Do đó, phần thưởng có thể được truyền tải đến các chuỗi khác thông qua việc bỏ phiếu, nhưng bỏ phiếu chỉ diễn ra trên Ethereum.

Bảo mật Pendle đã được kiểm tra an ninh chưa?

Codebase của Pendle đã được kiểm tra an ninh hoàn toàn bởi các đơn vị kiểm toán đáng tin cậy và tất cả các lỗi đã được khắc phục. Bạn có thể đọc các báo cáo kiểm toán tại đây. Tuy nhiên, người dùng được khuyến cáo hãy thận trọng và triển khai tài sản một cách cẩn thận.

Có những rủi ro nào liên quan đến việc sử dụng giao thức này?

Vì Pendle tương tác với các giao thức và hợp đồng của bên thứ ba, nên có rủi ro kèm theo từ các hợp đồng thông minh và hệ thống triển khai bởi các giao thức của bên thứ ba. Pendle không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản tiền nào bị mất do lỗ hổng trong các hợp đồng của bên thứ ba.

Tham gia giao dịch cùng Saigontradecoin tại đây!

Đường link các sàn:

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Berachain là gì?

Berachain là một blockchain tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine) - EVM-compatible  có hiệu suất cao và được xây dựng trên cơ sở...

GTA là gì và cách nó hoạt động?

GTA đã thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động vào lĩnh vực tiền điện tử và trò chơi điện tử. Cộng đồng tiền...