Bitcoin nhập môn #4: Ý nghĩa con số 21 triệu.

Tưởng tượng ngân hàng trung ương là lão này nhé:

Quý ngày Độc quyền (Monopoly Man) đây đại diện cho ngân hàng trung ương.

Trong trò Monopoly, ở những lượt đầu bạn sẽ có cơ hội mua bất động sản và các loại hàng hóa khác. Thị trường rộng mở, giá cả phải chăng, cạnh tranh thấp. Thi thoảng nếu bạn đen thì bạn sẽ phải trả một khoản tiền phạt hay một khoản thuế kếch xù nào đó. Cơ mà biết sao được, đời mà.

Ông ấy sẽ cho bạn 200$ mỗi khi bạn đi qua ô xuất phát, đơn giản là vì ông ấy tốt. Thế là bạn lại có thêm tí tiền đút túi, và sẵn sàng đi tiếp vòng nữa trên bàn chơi.

Sau vài vòng chơi, bất động sản đã mua thêm, tiền nhà đã trả, tiền thưởng đã nhận, tự nhiên có một sự “rén” bao trùm lên cả bàn chơi: bạn cầu trời khấn phận là không bước vào một cái khách sạn của ai đó. Với mỗi vòng hoàn thành, bạn vẫn được thưởng 200$. Nhưng mà, 200$ lúc này chả bõ bèn gì khi tiền tiết kiệm của bạn đã bị vét sạch, và tiền nhà thì cảm giác cứ như mỗi lượt lại tăng gấp đôi.

Đương nhiên là trò Monopoly cũng chỉ là một phiên bản cường điệu hóa lên của … trò đời, cơ mà những nguyên lý căn bản vẫn đúng: Những người đã đầu tư vào tài sản (như bất động sản hoặc cổ phiếu) thấy giá trị ròng của họ tăng; những người mắc nợ và có ít hoặc không có tài sản tiếp tục chứng kiến khoản tiết kiệm của họ bị bòn rút rần. Sức mua của họ yếu đi, hàng hóa và tài sản trở nên đắt đỏ hơn, và không có khoản tiền nào của chính phủ có thể cứu họ.

Thực tế, cái tiền “thưởng” cũng góp phần làm mọi thứ tệ đi (đối với bạn). Bởi vì đám tài phiệt tăng giá bất động sản vì họ thấy nhiều tiền được bơm vào thị trường hơn, người nghèo thì cứ thấy tiền tiết kiệm của họ vơi dần, bởi vì những thứ thiết yếu họ từng có khả năng chi trả (ví dụ như thuê nhà) thì nay lại quá đắt đỏ đến nỗi không thể chấp nhận được.

Đó là kết quả của lạm phát: Chính phủ in tiền với ý tốt là muốn thúc đẩy nền kinh tế, nhưng mà chỉ thấy người giàu trở nên giàu hơn, hàng hóa ngày càng đắt hơn, và người nghèo vẫn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nghèo đói, mặc dù vẫn được chính phủ in tiền, giống như được thưởng 200$ khi đi hết 1 vòng.

Chính phủ có thể thao túng tiền tệ theo bất kì cách nào và bất kì lúc nào họ muốn. Họ muốn bạn nghĩ là mọi thứ đều được kiểm soát – mà đúng thật, nhưng mà là bị kiểm soát. Nên vấn đề ở chỗ là, họ sẽ đâm lén bạn trong khi tươi cười bắt tay mà thôi.

Với Bitcoin, thì không gì là bị kiểm soát cả. Nguồn cung Bitcoin được ấn định vĩnh viễn là 21 triệu bitcoin, trong khi đô la thì in tẹt ga không giới hạn, còn giấy là còn in.

Kết quả của việc giới hạn nguồn cung đó là sự khan hiếm. Khi nhu cầu đối vs Bitcoin tăng, thì giá cũng tăng , và sức mua của nó cũng tăng theo.

Con số thần kỳ

Không ai biết con số 21 triệu bitcoin tổng cung từ đâu ra; Có thể đây chỉ là một con số ngẫu nhiên được đưa ra. Tuy nhiên, cái quan trọng là con số này không thể bị thay đổi – và sẽ không bao giờ bị thay đổi. Nó được đưa vào code và để thay đổi, tất cả mọi người sẽ phải đồng ý. Tuy nhiên, mọi người đều không muốn giá trị đồng Bitcoin của họ bị giảm xuống, nên chúng ta không có cách nào đạt được sự đồng thuận cần thiết để tăng nguồn cung Bitcoin lên.

Rõ ràng, có hơn 21 triệu người trên thế giới; điều này có nghĩa là không phải ai cũng có thể sở hữu nguyên 1 bitcoin. Trên thực tế, số lượng triệu phú hiện tại nhiều gấp đôi số bitcoin trên thế giới; điều này sẽ cho bạn cảm giác về giá trị tương lai của bitcoin khi việc áp dụng trở nên rộng rãi hơn.

Ngay cả khi nguồn cung bitcoin bị giới hạn, mỗi bitcoin có thể được chia thành “satoshi”, giống như cách đô la có thể được chia thành xu. Mỗi bitcoin chứa 100 triệu satoshi và do đó tổng cộng có 2,1 triệu tỷ satoshi.

Cung và cầu

Hiện tại, không phải tất cả 21 triệu bitcoin đều đang sẵn có để mua – chúng tôi sẽ nói qua vấn đề này trong chương về khai thác bitcoin. Nhưng khi chúng ta từ từ tăng nguồn cung cho đến khi không còn bitcoin mới, nhu cầu và sự chấp nhận sẽ quyết định giá bitcoin.

Trong lớp kinh tế học căn bản, bạn có thể đã học về một khái niệm kinh tế vi mô được gọi là đường cung và đường cầu. Mặc dù không có mô hình kinh tế nào đại diện hoàn hảo cho một kịch bản trong thế giới thực, nhưng đường cong của bitcoin có một chút đặc biệt.

Hãy cùng xem và so sánh biểu đồ cung và cầu cá hồi và bitcoin:

Trong khi nguồn cung cá hồi không nhất thiết phải cố định vì chúng ta có thể nuôi cá và tìm nguồn cá từ các khu vực khác nhau trên thế giới, nguồn cung bitcoin được giới hạn nghiêm ngặt ở mức 21 triệu – đây là cái mà chúng tôi gọi là nguồn cung hoàn toàn không co giãn.

Nghĩa là chỉ có sự thay đổi của nhu cầu mới ảnh hưởng đến giá cả; khi nhu cầu tiếp tục tăng với việc áp dụng thể chế và các quốc gia như El Salvador tuyên bố Bitcoin là tiền tệ chính thức, chỉ có một nơi duy nhất mà giá bitcoin hướng tới: Moon. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhu cầu có thể giảm và giá sẽ giảm theo.

Mặc dù chúng ta vẫn còn lâu mới sử dụng bitcoin theo cách chúng ta sử dụng đô la để mua hàng hóa, nhưng những gì chúng ta có thể làm là nắm giữ tài sản của mình bằng bitcoin. Khi sức mua của đồng đô la suy yếu do nguồn cung không ngừng tăng cao, nguồn cung bitcoin vẫn không thay đổi và do đó, sức mua của bitcoin sẽ tiếp tục tăng theo thời gian – mãi mãi.

Phần trước: Bitcoin nhập môn #3: Tiền tệ là gì?

Phần tiếp: Bitcoin nhập môn #5: Lí giải Proof of Work

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...