Một Bài Viết Về Sóng Elliott Chi Tiết Rỏ Ràng Dễ Hiểu Mà Traders Nào Cũng Cần Phải Đọc.

SÓNG ELLIOT LÀ GÌ?
Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của người đã phát minh ra nó – Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Sau khi Elliott phân tích dữ liệu của thị trường chứng khoán Mỹ trong 75 năm, ông đã phát hiện ra rằng thị trường không thực sự biến động một cách hỗn loạn mà theo một quy luật nhất định. Năm Elliott 66 tuổi, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng về các bằng chứng và có niềm tin mạnh mẽ vào lý thuyết của mình và bắt đầu chia sẻ nó cho các nhà đầu tư bằng việc xuất bản cuốn sách có tên là “Công thức sóng” (The Wave Principle).
Theo ông, giá cổ phiếu bị biến động trong những chu kỳ lặp đi lặp lại. Nó phản ánh cảm xúc của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hay tâm lý chung của phần lớn nhà đầu tư tại thời điểm đó và ông gọi các chu kỳ này là sóng. Vì vậy, nếu bạn có thể nhận biết được những con sóng như vậy thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào việc dự đoán giá cổ phiếu và đầu tư kiếm lời từ đó. Điều này hiển nhiên rất hấp dẫn và lôi cuốn các nhà đầu tư. Và ông đã tự đặt tên cho phát minh của mình là Lý thuyết sóng Elliott.


Lưu ý:
Ở thời của Ralph Nelson Elliott thì thị trường forex vẫn chưa phát triển. Các sản phẩm tài chính khác cũng vậy, nên đối tượng hàng hóa được phân tích ở đây là các cổ phiếu, tức thị trường chứng khoán. Nhưng sau này các sản phẩm giao dịch tài chính khác xuất hiện và hoạt động đầu tư forex cũng phát triển thì mô hình sóng Elliott cũng có thể áp dụng chung cho tất cả các loại sản phẩm trên, vì nó liên quan đến quy luật tâm lý của con người. Đặc biệt là có liên quan đến dãy số Fibonacci, một dãy số thần bí trong vũ trụ như đã được đề cập.


MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT CŨNG MANG ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC FRACTAL – THUYẾT HỖN MANG
Một trong những đặc điểm quan trọng của sóng Elliott đó là cấu trúc Fractals và thuyết hỗn mang. Vậy cấu trúc Fractals là gì?
Fractals là một loại cấu trúc hình học mà trong toán học gọi là Hình học bội phân – Fractal. Đó là dạng cấu trúc đồng dạng vô tận khi chúng ta cứ tiếp tục chia nhỏ một hình hay một vật thể đến mức nhỏ hơn thì nó vẫn có hình dạng như vậy, chỉ khác nhau về độ lớn mà thôi.
Ví dụ như từ một tam giác cân ban đầu, ta chia thành 4 tam giác nhỏ bằng nhau. Sau khi tô đen tam giá nhỏ ở giữa ta sẽ có 3 tam giác nhỏ còn lại giống hệt nhau và giống hệt tam giác lớn ban đầu. Cứ tiếp tục phân chia như vậy đến vô cùng thì ta vẫn thu được một cấu trúc giống nhau, chỉ khác nhau về độ lớn.
Về vật thể, lấy ví dụ như một cây súp lơ, ta sẽ thấy mỗi nhánh của cây súp lơ sẽ có cấu trúc giống như là một cây sup lơ nguyên vẹn vậy. Khi càng phát triển thì nó càng cho ra nhiều nhánh, các nhánh luôn có cấu trúc giống nhau và đồng dạng với cây súp lơ ban đầu. Và còn vô số các hình thể trong tự nhiên khác như bông tuyết, vỏ sò… cũng đều có cấu trúc hình thể dạng Fractal.
Một sóng Elliott lớn có thể được chia thành nhiều sóng Elliott nhỏ hơn, gọi là sóng trong sóng. Như vậy, nó cũng mang cấu trúc của Fractals.


MỐI QUAN HỆ GIỮA SÓNG ELLIOT VÀ DÃY SỐ FIBONACCI
Nhân tiện nói luôn về mối quan hệ giữa sóng Elliott và dãy số Fibonacci. Sau khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott thì người ta phát hiện ra một sự trùng hợp kỳ lạ. Đó là các nguyên lý sóng Elliott cũng tuân theo quy luật của dãy số Fibonacci.
Các sóng tăng trong sóng đẩy là sóng 1, sóng 3, sóng 5….. chính là các con số nằm trong dãy số Fibonacci. Mỗi một con sóng điều chỉnh có thể phân chia ra thành 13 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractals. Tương tự, mỗi một con sóng đẩy có thể phân chia ra thành 21 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractal. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng điều chỉnh lớn là 55 = (21 + 21 + 13) sóng. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng đẩy lớn là 89 = (21 + 21 + 21 + 13 + 13). Xem hình SỐ 1 ĐẦU TIÊN TRÊN BÀI VIẾT. Mà những con số 1, 3, 5, 8…..13, 21, 55, 89 đều là những con số nằm trong dãy số Fibonacci.
Ralph Nelson Elliott khẳng định khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott, ông không hề biết về dãy số Fibonacci trước đó. Sau này khi bổ xung và hoàn thiện cho Nguyên lý sóng Elliott, người ta cũng sử dụng các mức giảm 23.8%, 38.2%, 50% và 61.8% của tỷ lệ Fibonacci để áp dụng cho các mức điều chỉnh trong các sóng điều chỉnh của sóng Elliott.


LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT CŨNG PHÂN BIỆT VÀ ĐẶT TÊN CHO CÁC LOẠI SÓNG TỪ LỚN ĐẾN NHỎ NHƯ SAU:
• Siêu chu kỳ lớn – Grand Supercycle – Thường kéo dài vài thế kỷ
• Siêu chu kỳ – Supercycle – Thường kéo dài vài thập kỷ
• Chu kỳ – Cycle – Thường kéo dài vài năm
• Chính – Primary – Thường kéo dài vài tháng
• Trung gian – Intermediate – Thường kéo dài vài tuần
• Nhỏ – Minor – Thường kéo dài vài ngày
• Vụn vặt – Minute
• Rất vụn – Minuette
• Siêu vụn – Sub-minuette


MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN LÝ SÓNG ELLIOT VÀ LÝ THUYẾT DOW
Elliott thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng lớn bởi từ Lý thuyết Dow. Như chúng ta có thể thấy, trong Lý thuyết Dow có Ba giai đoạn tăng trưởng của thị trường thì trong nguyên lý sóng Elliott có Mẫu hình sóng đẩy 5 – 3 như nói ở trên. Trong Lý thuyết Dow có Ba cấp độ của một xu hướng lớn thì trong nguyên lý sóng Elliott có Cấu trúc sóng dạng Fractal – Sóng trong sóng. Tuy nhiên Elliott nói rằng, nguyên lý sóng Elliott là một “phụ trưởng cần thiết của Lý thuyết Dow” và cho rằng nó phát triển chi tiết hơn, sâu hơn cho Lý thuyết Dow.

Về Sóng Elliott:

Một chu kì sóng Elliott đơn giản thì gồm 2 phần chính:

a. Sóng chuyển đông (motive wave) – là sóng của xu hướng chính

b. Sóng hiệu chỉnh (corective wave_ – là sóng đi ngược lại với xu hướng chính

Có nghĩa là một chu kì đơn giản của sóng Elliott luôn có hai chiều là chiều của xu hướng chính và chiều của xu hướng hiệu chỉnh.

  1. Tương ứng với xu hướng chính là sóng có chuyển động , bao gồm 5 con sóng nhỏ chuyển động theo cùng xu hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng chuyển động có xu hướng tăng lên và ngược lại nếu là hướng giảm thì sóng chuyển động có xu hướng giảm.

2. Tương ứng với xu hướng hiệu chỉnh thì có sóng hiệu chỉnh (corrective wave) thì bao gồm chỉ có 3 con sóng chuyển động ngược lại với xu hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng giảm và ngược lại nếu là xu hướng giảm thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng tăng.

Phần 1 lý thuyết cơ bản – tác giả Phạm Ngọc Dương

Phần 2 lý thuyết nâng cao về sóng Elliott – comming soon

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:

Like fanpage Facebook của Saigontradecoin

Tham gia  Telegram  thảo luận của Saigontradecoin

Tham gia Telegram Chanel của Saigontradecoin

Tham gia Group Facebook  thảo luận tin tức của saigotradecoin

Đăng ký kênh Youtube của Saigontradecoin

Theo dõi Tradingview của Saigontradecoin

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Bitget niêm yết Catizen (CATI) – dự án game thịnh hành trên TON tại Thị trường sớm

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget mở giao dịch Thị trường sớm cho OGCommunity (OGC).

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget hợp tác với đội bóng hàng đầu Ba Lan, Stal Mielec。

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Ancient8 (A8): Tiên phong về Game Web3 và Metaverse

Ancient8 (A8) là gì? Ancient8 (A8) là giao thức cơ sở hạ tầng chơi...

Sanctum (CLOUD) mang đến một khía cạnh mới cho việc staking thanh khoản trên Solana

Sanctum (CLOUD) là gì? Sanctum (CLOUD) là một nền tảng đột phá được xây...

Tomarket gieo hạt giống đổi mới trên TON Blockchain.

Tomarket là một nền tảng mới mẻ đang tạo ra làn sóng khi...

Arkham Intelligence tích hợp với Coinbase Wallet.

Arkham Intelligence vừa công bố tính năng mới, cho phép người dùng kết...

Jito sẽ giới thiệu tính năng restaking trên nền tảng Solana.

Nhờ vào bản cập nhật mã nguồn mới nhất từ Quỹ Jito, các...

BlackRock vào Bitcoin 2024: Hiện tại nhu cầu đối với BTC cao hơn ETH.

Vào năm 2024, BlackRock đã gia nhập thị trường Bitcoin, cho thấy nhu...

Anh phạt Coinbase 4,5 triệu USD.

Cơ quan quản lý tài chính Anh đã phạt sàn giao dịch tiền...