Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách xác định hỗ trợ và kháng cự trong trader

Kháng cự và hỗ trợ là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong PTKT để xác định vùng mua – vùng bán và tạm thời xác định một xu hướng của thị trường.
Rất nhiều người sử dụng thuật ngữ hỗ trợ khi thực sự ý họ muốn nói đến là kháng cự và ngược lại sử dụng kháng cự khi ý họ muốn nói đến là hỗ trợ. Không có gì quá ngạc nhiên khi có sự nhẫm lẫn ở đây. Hôm nay, mình sẽ đi cắt nghĩa thêm và kháng cự và hỗ trợ theo cách hiểu của mình sau khi đã tham khảo một số tài liệu đáng tin cậy.


Kháng cự và hỗ trợ là gì?


Về cơ bản kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá có phạm vi nhỏ hẹp trên biểu đồ mà ở đó xu hướng có xác suất là tạm dừng trong một khoảng thời gian trước khi tạo ra một xu hướng mới hoặc tiếp tục xu hướng cũ. tăng khi chạm hỗ trợ và giảm khi chạm kháng cự
Theo cách hiểu thì ở đó là vùng cản giao tranh tâm lý của thị trường giữa bên mua và bên bán về cách hai bên đánh giá thị trường là sẽ tăng hay sẽ giảm để ra quyết định có tham gia đầu tư vào thị trường tại thời điểm đó hay không. Với những người mới, khi mình trao đổi thì không thường hay sử dụng các từ như kháng cự – hỗ trợ hoặc cung – cầu mà mình hay nói thuần túy là cản trên và cản dưới. 
Hôm nay, mình chia sẻ khái niệm cơ bản kháng cự -hỗ trợ thì mình sẽ đi vào chi tiết hơn cho mọi người cùng tham khảo và thảo luận.


Khái niệm (tạm gọi là chuyên môn) kháng cự – hỗ trợ hay cung – cầu:


Hỗ trợ là hành động mua (thực tế đang có hoặc tiềm năng trong tương lai) đủ về khối lượng để đáp ứng cho tất cả các đơn bán và ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một khoảng thời gian đánh kể. Tức là vùng Hỗ trợ là vùng thể hiện sự tập trung cho việc MUA VÀO và đây được gọi là vùng NHU CẦU (CẦU)
Kháng cự là hành động bán (thực tế đang có hoặc tiềm năng trong tương lai) đủ về khối lượng để đáp ứng cho tất cả các đơn mua và ngăn chặn không cho xu hướng tăng giá cao hơn trong một khoảng thời gian. Tức là vùng Kháng cự là vùng thể hiện sự tập trung cho việc BÁN RA và đây được gọi là vùng CUNG ỨNG (CUNG).
Trọng tâm của từ ngữ được mình nhấn mạnh ở đây bởi về cơ bản thì cung – cầu là luôn luôn cân bằng vì có người mua thì mới có kẻ bán nhưng sự nhiệt tình tương đối của người mua kẻ bán trong từng thời điểm cụ thể lại hoàn toàn khác nhau và chính vì thế mới hình thành nên xu hướng của thị trường – điều này là cực kỳ quan trọng với người giao dịch. 
+ Xu hướng là tăng khi người mua nhiệt tình hơn người bán thì họ sẽ liên tục tăng giá mua của mình cho đến khi nhu cầu mua của họ được thỏa mãn, điều này đẩy cho giá chung toàn thị trường là tăng lên và hình thành xu hướng tăng. Xu hướng tăng này tồn tại cho đến khi nhu cầu mua là không còn mạnh và xuất hiện tâm lý lo lắng chung toàn thị trường khi giá cả đã được đẩy lên quá cao so với nhu cầu mua thực tế, nhen nhóm bắt đầu xu hướng giảm.
+ Ngược lại, xu hướng là giảm nếu người bán lâm vào tình trạng lo lắng và hoảng loạn thì họ sẽ sẵn sàng thanh lý tất cả với mức giá càng ngày càng thấp, hòng thu hồi bớt được phần nào vồn tốt phần đó làm cho giá toàn thị trường là lao dốc và hình thành xu hướng giảm. Xu hướng giảm này được duy trì và suy yếu chỉ khi thị trường cạn kiệt lượng bán ra vì quá lỗ và không còn nhiều người bán nữa thay vào đó là có người bắt đầu mua vào thì đây là quá trình tích lũy nhen nhóm cho xu hướng tăng.
+ Xu hướng tăng thì giá liên tục hình thành tập hợp các đỉnh và đáy mới là cao hơn đỉnh và đáy cũ. Ngược lại, xu hướng giảm là khi giá hình thành tập hợp các đỉnh và đáy mới là thấp hơn đỉnh và đáy cũ.
Mô tả như vậy để anh em bây giờ sẽ nhìn vào hình minh họa trên để hình dung ra đáy 2 và 4 là vùng hỗ trợ thì ta coi như là một sàn nhà tạm thời của giá, còn đỉnh 1 và 3 là vùng kháng cự thì ta coi như là một trần nhà tạm thời của giá. Giá chạy thì sẽ như một quả bóng sẽ chạy trong phạm vi của trần nhà và sàn nhà cho đến khi nó xuyên phá qua được trần nhà hoặc sàn nhà:
+ Ở ví dụ trên đây thì xu hướng mà chúng ta xem xét đang là xu hướng tăng thì giá sau khi di chuyển từ vùng kháng cự 1 (vùng CUNG) là trần thì nó đập vào vùng hỗ trợ 2 (vùng CẦU) là sàn thì giá đi lên và đã vượt qua được vùng kháng cự 1. Kể từ bây giờ vùng kháng cự 1 (trần) đã trở thành vùng hỗ trợ 1 (sàn).

Không có mô tả ảnh.


+ Lý giải cho việc này thì ta sẽ xem xét về hành vi tâm lý của con người:
Khi mà giá giảm, phản ứng bình thường của con người thường không phải là để mất (cắt lỗ) mà là để giữ (gồng lỗ) nên khi giá trở về vùng đỉnh cũ thì những người mua ở mức giá đó là có động lực thôi thúc phải bán ra để tránh trường hợp bị dày vò vì việc gồng lỗ lần nữa và thu hồi bớt vốn. Thêm nữa những người mua ở mức giá thấp hơn thì thường có khuynh hướng chốt lời và thu lợi nhuận ở đinh cũ vì đó là mặt bằng quen thuộc. Chính điều này tạo ra vùng đỉnh là vùng kháng cự (vùng CUNG) – vùng 1.
Còn khi giá tăng và sau đó trở lại gần đáy trước đó thì đây là vùng mua tiềm năng bởi những người khi họ đã trót lỡ bỏ qua cơ hội đầu tiên mà giá quay trở lại được về đến mức giá tiềm năng như thế này thì đây chính là cơ hội khác để tham gia thị trường. Cũng vì lý do này mà những người đang bán hoặc có ý định bán không muốn tiếp tục hành động bán nữa khi giá gần trở về vùng đáy cũ do họ cơ bản đã nhìn thấy trước khả năng có thể lặp lại quá trình tăng giá từ vùng đáy đó tại quá khứ. Chính vì điều này thì mới có việc hình thành vùng đáy là vùng hỗ trợ (vùng CẦU) – vùng 2 và vùng 4.
Thêm nữa các vùng kháng cự – hỗ trợ là có thói quen hình thành theo vòng tròn và các con số tròn số như 10,20,50… là những con số tâm lý có ý nghĩa quan trọng tạo thành những vùng cản tâm lý vô hình cho thị trường.
Trên đây là một số khái niệm cơ bản do mình tổng hợp và diễn giải lại để cho ae đọc và tham khảo. Thị trường bất kể là có xu hướng rõ ràng hay không có xu hướng rõ ràng thì vẫn luôn là cuộc thỏa thuận mua bán giữa hai bên cung và cầu tạo thành các vùng kháng cự – hỗ trợ. Giá không bao giờ chạy mãi theo một hướng mà nó luôn có những điểm dừng chân nghỉ trước khi tiếp tục xu hướng cũ hoặc kẹt lại vùng tích lũy/phân phối để nén lực lại trước khi đảo chiều tạo ra xu hướng mới. Việc của ae trader là làm sao tìm được tín hiệu để biết được các vùng kháng cự – hỗ trợ tiếp theo khi giá cập bến là có ý nghĩa như thế nào để đi thuận xu hướng.
Chúc ae giao dịch tốt và thu được nhiều lợi nhuận!

Người viết : Phạm Ngọc Dương

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:

Like fanpage Facebook của Saigontradecoin

Tham gia  Telegram  thảo luận của Saigontradecoin

Tham gia Telegram Chanel của Saigontradecoin

Tham gia Group Facebook  thảo luận tin tức của saigotradecoin

Đăng ký kênh Youtube của Saigontradecoin

Theo dõi Tradingview của Saigontradecoin

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Bitget niêm yết Catizen (CATI) – dự án game thịnh hành trên TON tại Thị trường sớm

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget mở giao dịch Thị trường sớm cho OGCommunity (OGC).

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget hợp tác với đội bóng hàng đầu Ba Lan, Stal Mielec。

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Ancient8 (A8): Tiên phong về Game Web3 và Metaverse

Ancient8 (A8) là gì? Ancient8 (A8) là giao thức cơ sở hạ tầng chơi...

Sanctum (CLOUD) mang đến một khía cạnh mới cho việc staking thanh khoản trên Solana

Sanctum (CLOUD) là gì? Sanctum (CLOUD) là một nền tảng đột phá được xây...

Tomarket gieo hạt giống đổi mới trên TON Blockchain.

Tomarket là một nền tảng mới mẻ đang tạo ra làn sóng khi...

Arkham Intelligence tích hợp với Coinbase Wallet.

Arkham Intelligence vừa công bố tính năng mới, cho phép người dùng kết...

Jito sẽ giới thiệu tính năng restaking trên nền tảng Solana.

Nhờ vào bản cập nhật mã nguồn mới nhất từ Quỹ Jito, các...

BlackRock vào Bitcoin 2024: Hiện tại nhu cầu đối với BTC cao hơn ETH.

Vào năm 2024, BlackRock đã gia nhập thị trường Bitcoin, cho thấy nhu...

Anh phạt Coinbase 4,5 triệu USD.

Cơ quan quản lý tài chính Anh đã phạt sàn giao dịch tiền...