Nhìn lại chặng đường 10 năm thăng trầm của tiền mã hóa.

Đăng ký giao dịch tiền điện tử trên các sàn uy tín tại:

Sàn giao dịch Magin :

Sàn giao dịch ra Việt Nam đồng :

Nếu những năm 1980 đánh dấu sự trỗi dậy của máy tính, những năm 1990 và những năm 2000 là kỷ nguyên của kết nối Internet thì từ năm 2010 về sau, bitcoin và các đồng tiền trên nền tảng blockchain đã thay đổi cách thế giới nhìn nhận giá trị.

Bitcoin là loại tài sản độc đáo không chịu sự kiểm soát của bất cứ ngân hàng trung ương nào, không thể bị chỉnh sửa bởi bên thứ ba để đảm bảo giá trị. Thay vào đó, bitcoin được xác định và truy dấu bởi hàng ngàn máy tính trên một hệ thống chia sẻ gọi là blockchain, trong đó mã hóa được sử dụng để đạt được sự đồng thuận. Công nghệ sổ cái phân tán đứng sau blockchain có tiềm tăng thay đổi mạnh mẽ không chỉ ngành tài chính mà cả bất động sản và y tế.

Đầu thập niên, rất ít người biết tới bitcoin. Ngày 3.1.2009, một nhà lập trình bí ẩn có tên Satoshi Nakamoto đã nhắc nhở về hậu quả của việc đặt quá nhiều niềm tin vào các ngân hàng. Một tờ báo Anh cũng đã lên tiếng cảnh báo về viễn cảnh phải cứu trợ các tổ chức tài chính khi chúng sụp đổ lần thứ hai hậu khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Thập niên của tiền số bắt đầu từ ngày 1.1.2010, với việc đào khối bitcoin thứ 32620 khi ấy trị giá ít hơn một xu Mỹ, nhưng ngày nay trị giá khoảng 375.000 USD. Trong khoảng năm năm đầu, không nhiều người chú ý tới sức hấp dẫn của bitcoin, trừ một nhóm nhỏ những lập trình viên và các nhà tư tưởng ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân. Nhưng trong nửa còn lại của thập niên, nhiều người bắt đầu biết tới lợi ích của công nghệ blockchain, bitcoin và các loại tiền mã hóa bắt đầu cất cánh.

Sự trỗi dậy của bitcoin cũng vướng phải những trở ngại. Công nghệ đứng sau loại tiền mã hóa này từng dính líu tới nhiều vụ bê bối, chẳng hạn như vụ FBI triệt phá Con đường tơ lụa – một trang web giao dịch ngầm, tập trung chủ yếu vào buôn bán ma túy bằng bitcoin vào năm 2013, hay vụ tấn công sàn giao dịch tiền mã hóa Mt.Gox gây thiệt hại 450 triệu USD vào năm 2014.

Vào cuối năm 2017, tình trạng đầu cơ đã đẩy giá trị bitcoin lên tương đương với 20.000 USD và tạo ra hàng ngàn token tiền mã hóa vô giá trị, khiến nhiều nhà đầu tư thiệt hại hàng tỉ đô-la Mỹ. Tuy vậy những người tin vào bitcoin vẫn không từ bỏ lý tưởng về một nền kinh tế phi tập trung.

Một hệ sinh thái mới đã ra đời, được trợ lực bởi một loại ngôn ngữ máy tính mới và những đột phá trong mã hóa, khiến ngân hàng, doanh nghiệp và chính phủ bắt đầu phải thay đổi cách vận hành. Đáng chú ý, những người nhiệt tình ủng hộ công nghệ blockchain ngày nay là những công ty lớn, bao gồm cả những tên tuổi như IBM hay JPMorgan – các thế lực mà những ai tin tưởng vào bitcoin trong giai đoạn đầu “nổi loạn” chống lại.

13 sự kiện định hình tương lai của tiền tệ

22.5.2010. Lập trình viên Laszlo Hanyecz mua hai chiếc bánh pizza tại tiệm Papa John’s trị giá 25 USD bằng 10.000 bitcoin, từ đó thiết lập giá trị đầu tiên của loại tiền mã hóa này: 0,0025 USD.

Tháng 6.2012. Đồng XRP của công ty công nghệ Ripple ra đời khi đồng sáng lập Arthur Britto nộp mã giới hạn token xuống mức 100 tỉ. Hiện tại Ripple đang cạnh tranh với công ty tài chính Swift.

Tháng 3.2013. Khủng hoảng tài chính tại Cyprus khiến các ngân hàng tại đây siết chặt tài khoản tiền gửi, khiến cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý tới tiền mã hóa. Bitcoin đã tăng giá 40% lên định mức 80 USD. 

Tháng 10.2013. FBI triệt phá chợ đen chuyên buôn bán ma túy trực tuyến mang tên Con đường tơ lụa. Người đứng đầu trang web – Ross Ulbricht chịu án tù chung thân.

Tháng 2.2014. Sàn giao dịch bitcoin của Nhật Mt Gox bị tấn công trực tuyến, 460 triệu USD đã bị đánh cắp. Giá bitcoin rớt 20% xuống còn 400 đô la Mỹ.

Tháng 12.2014. Với sự dẫn dắt của Overstock, Microsoft bắt đầu chấp nhận bitcoin dùng trong các game Xbox. Giá trị của bitcoin vào cuối năm 2014 là 312 đô la Mỹ.

Tháng 5.2015. Nhà sáng lập của Second Market – Barry Silbert cho ra mắt quỹ Grayscale – một loại quỹ đảm bảo bitcoin chỉ dành cho những nhà đầu tư có độ tin cậy cao.

Tháng 7.2015. Vitalik Buterin giới thiệu đồng Ethereum chạy trên nền tảng công nghệ blockchain, cho phép nhiều ứng dụng phi tập trung hóa. Đồng Ether ra mắt với định giá 3 đô la Mỹ.

Tháng 12.2015. Cựu nhân viên JP Morgan Blythe Master đã bắt tay với các tổ chức doanh nghiệp như IBM để sáng lập ra Hyperledger nhằm sản xuất các phần mềm blockchain cho doanh nghiệp.

Tháng 10.2016. Các loại tiền mã hóa tư nhân trở nên thu hút hơn sau khi Zcash giới thiệu giao thức zero – knowledge proof cho phép dữ liệu được chia sẻ giữa hai bên mà không cần sử dụng mật khẩu hoặc bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến giao dịch. Hiện giao thức này đang được khám phá bởi các công ty lớn như JP Morgan.

Tháng 12.2017. Giữa bão giá tiền mã hóa, Cboe ra mắt đồng bitcoin tương lai, cho phép các nhà đầu tư bán bitcoin. Giá bitcoin khi đó là 15.300 USD.

17.12.2017. Bong bóng bitcoin đạt đỉnh với mức giá 19.902 USD, tăng 2.100% so với năm 2017. Tài sản của CEO của Ripple – Chris Larsen trong phút chốc chạm mức 37 tỉ USD.

18.6.2019. Facebook giới thiệu đồng libra – một loại tiền mã hóa được chống lưng một phần bởi đô-la Mỹ. Trung Quốc tuyên bố sẽ có tiền mã hóa riêng. 

Saigontradecoin/ theo forbesvietnam.

Để ủng hộ chúng tôi có những bài viết chất lượng hãy ủng hộ cho nhóm chúng tôi tại:

  • Ví BTC : 1opZfujtpEBz3qBMYCm2R7DjWF52vWAy1
  • Ví ETH : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614
  • Ví USDT ( ERC20) : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614

Bài viết mới nhất

Các doanh nghiệp tiền điện tử tại Liên minh châu Âu phải tiến hành kiểm tra định kỳ về khách hàng.

Các doanh nghiệp tiền điện tử tại Liên minh châu Âu (EU) phải thực hiện kiểm tra định kỳ về thông tin khách hàng....

Các quỹ spot ETF Ethereum được cho là có khả năng bị SEC từ chối

Các quỹ giao dịch hợp đồng Ethereum trên thị trường chứng khoán truyền thống đang đối mặt với nguy cơ bị Ủy ban Chứng...

Sophon mở bán Node và phân bổ 20% nguồn cung SOPH cho các nhà điều hành Node

Blockchain Modular Sophon đã công bố kế hoạch bán Node và phân bổ 20% nguồn cung token SOPH cho các nhà điều hành Node....

Nigeria phủ nhận thông tin về việc đóng băng tài khoản tiền điện tử.

Ngân hàng trung ương Nigeria đã lên tiếng phủ nhận thông tin về việc đóng băng tài khoản tiền điện tử, bác bỏ những...