Node là gì?

Node được xem là một phần hết sức quan trọng cấu thành nên nền tảng Blockchain. Với các chức năng hết sức quan trọng giúp cho việc trao đổi dữ liệu luôn được bảo đảm. Bài viết hôm nay saigontradecoin sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về thuật ngữ này cho bạn!

Khái niệm Node

Giải thích về Node?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Node (nút) là một thành phần hoặc thiết bị trong một mạng máy tính hoặc hệ thống phần mềm, thường là một thiết bị độc lập và có thể kết nối với các thiết bị khác để trao đổi thông tin hoặc thực hiện các chức năng khác nhau. Node có thể là một máy tính, một điện thoại thông minh, một server hoặc một thiết bị lưu trữ.

Node thường được sử dụng trong các hệ thống phân tán để phân tán tính toán, lưu trữ dữ liệu và quản lý các kết nối mạng. Trong mạng máy tính, node thường được kết nối với nhau để hình thành một mạng lưới và cho phép truyền tải thông tin giữa các thiết bị.

Trong các công nghệ mới như blockchain, node cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và hoạt động của mạng. Trong mạng blockchain, các node được kết nối với nhau để thực hiện các chức năng như xác thực giao dịch, xây dựng khối mới và duy trì tính đồng thuận của mạng. Các node trong mạng blockchain có thể là full node hoặc light node, phụ thuộc vào cấu hình và chức năng của chúng.

Khái niệm

Trong Bitcoin netwwork, nó đóng vai trò rất quan trọng. Là một máy tính kết nối với các máy tính khác tuân theo những quy tắc. Và đặc biệt chúng cùng chia sẽ thông tin với nhau. Được làm việc theo tắc ‘peer to peer’ trong mạng lưới Blọckchain. Nhằm mục đích giúp lưu trữ và đồng bộ hóa bản sao chi phối toàn bộ hoạt động của chuỗi khối Bitcoin.

Là các nút giúp lưu trữ, truyền tải và bảo quản dữ liệu blockchain. Vì vậy về mặt lý thuyết, một blockchain tồn tại trên các node.

Nó có thể là bất kỳ loại thiết bị nào, có thể là PC, Laptop, các máy chủ lớn hơn,… Các node tạo thành cơ sở hạ tầng của một blockchain. Tất cả các node trên một blockchain được kết nối với nhau. Chúng liên tục trao đổi dữ liệu mới nhất với nhau để tất cả các node luôn được cập nhật.

Node là gì?

Cách hoạt động của nó trên Blockchain

Vai trò của một nút là giúp hỗ trợ mạng lưới bằng cách duy trì bản sao của blockchain. Trong nhiều trường hợp khác. Node còn sử dụng để xử lý những giao dịch. Các nút node thường được nhà sản xuất bố trí theo đúng cấu trúc dạng cây. Gọi là cây nhị phân. Từng đồng tiền điện tử sẽ có những nút riêng biệt, nhằm duy trì những bản ghi giao dịch của mỗi loại tiền đó.

Với các nút thuộc phần riêng lẻ của blockchain, sẽ có cấu trúc về dữ liệu lớn hơn. Và khi người chủ sở hữu của những nút này sẵn sàng tự mình đóng góp tài nguyên của máy tính để xác thực và lưu trữ các giao dịch. Do đó họ có cơ hội thu được phí giao dịch và kiếm phần thưởng bằng chính tiền điện tử. Quy trình này hay được mọi người gọi là “đào tiền ảo”.

Phải yêu cầu về xử lý dữ liệu lớn và công suất tính toán

Việc xử lý những giao dịch này có thể sẽ phải yêu cầu về xử lý dữ liệu lớn và công suất tính toán. Điều này có nghĩa là từng khả năng đáp ứng của máy tính trung bình không đủ. Vậy nên, mà thợ đào đầu tư vào những thiết bị máy tính có cả CPU ( đơn vị xử lý trung tâm) hay là GPU- đơn vị xử lý đồ họa cực mạnh. Nhằm theo kịp yêu cầu cả về công suất xử lý, xác thực mọi giao dịch có trong blockchain và nhận thêm phần thưởng cho công việc.

Tại sao cần có node trên Blockchain

Vai trò cơ bản của nó trên blockchain bao gồm:

  • Chấp nhận hoặc từ chối một giao dịch
  • Xác thực và quản lý một giao dịch
  • Lưu trữ và mã hóa thông tin trong một block
  • Kết nối với các nút khác bằng cách hoạt động như một điểm giao tiếp

Vai trò cụ thể có thể khác nhau khi so sánh giữa các node. Một số nhất định được lập trình để xác thực giao dịch. Trong khi còn lại chỉ chịu trách nhiệm ghi lại giao dịch. 

Phân loại node

Các node cũng được phân loại dựa trên tính khả dụng của chúng. Trực tuyến (online) là nút liên tục hoạt động và gửi các bản cập nhật cho mạng. Ngược lại, ngoại tuyến (offline) không phải lúc nào cũng cần được kết nối với mạng. Khi được kết nối, các nút ngoại tuyến này được yêu cầu tải xuống. Hơn hết là yêu cầu cập nhật dữ liệu của sổ cái để duy trì đồng bộ với mạng.

Mạng lưới blockchain có thể chứa nhiều loại khác nhau. Một blockchain thông thường sẽ bao gồm các full-light-super-lightning. Một số loại khác có thể kể đến như authority-master-pruned.

Các loại Node

Fullnode

Cần có một sự lưu ý ở đây về hai thuật ngữ fullnode và node. Hai thuật ngữ này không phải là một, chúng có sự khác biệt cơ bản. Các fullnode chứa toàn bộ lịch sử và thông tin liên quan của mọi block. Kể từ khi giao dịch đầu tiên được diễn ra trên nền tảng. Fullnode là xương sống của một blockchain. Chúng đảm nhiệm việc duy trì sự đồng thuận giữa các trong mạng lưới. Hơn hết là xác minh các giao dịch và block. Do phải lưu trữ nhiều thông tin và dữ liệu, fullnode thường là các máy tính. Hoặc máy chủ có cấu hình, khả năng xử lý mạnh mẽ.

Lightnode

Hay còn được gọi là Lightweightnode. Thay vì lưu trữ thông tin đầy đủ, một light node chỉ chứa các thông tin liên quan đến một block cụ thể trước đó. Mà nó được kết nối. Thông tin được lưu trữ trong tiêu đề khối (block header). Không giống như một số node khác, các light node không cần phải chạy liên tục. Chúng thường là các phần mềm kết nối với các full node. Để truy cập vào blockchain khi được yêu cầu. Thông qua fullnode, lightnode có thể thấy được các thông tin cơ bản trên blockchain. Và có thể yêu cầu các tiêu đề khối mới nhất. Do hoạt động nhẹ, các node này không yêu cầu nhiều dung lượng và tài nguyên để hoạt động. Light node có thể được sử dụng trên chính chiếc điện thoại di động.

Supernode

Supernode kết nối các full nod. Và giúp truyền thông tin trên toàn mạng lưới, đảm bảo rằng tất cả các node đều có dữ liệu chính xác. Nó còn cung cấp, xử lý các chức năng ngoài chuỗi như xác thực, ủy quyền, gateway service…

Lightingnode

Lightning node là node trên một mạng riêng có tên là lightning network, tách biệt với mạng lưới blockchain chính. Tuy nhiên, các node này vẫn có thể tương tác với các node khác trên mạng chính. Giao dịch khi được đẩy từ mạng chính lên lightning network sẽ được xử lý ngay tức thời. Từ đó giúp giảm chi phí giao dịch, giảm tải cho hệ thống.

Có cần xác thực để trở thành người chạy?

Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể chạy một node trên blockchain. Khi bạn ở hữu các thiết bị phần cứng đủ mạnh như trên. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thuật toán đồng thuận của blockchain bạn muốn tham gia. Mà ở đây bạn sẽ cần thêm một số yêu cầu nhất định. Ví dụ, để chạy một full node của blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận Delegated Proof-of-Stake (DPoS). Như vậy, người dùng phải nắm giữ một lượng lớn đồng coin/token của blockchain này.

Các bước chạy cơ bản

Ngoài việc stake token/coin để trở thành Node, có một dạng nữa là chạy thông qua Node. Cách này thường kén người làm vì đa phần người chơi trong crypto không rành về Node.

Thông thường chạy Node bằng code dành cho testnet, vì lúc đó dự án chưa ra mắt token. Nhưng cũng chính vì chưa có token, nên cơ hội nhận retroactive là lớn.

Có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ thuê VPS. Một trong số đó là Contabo. Đa phần các trường hợp chỉ cần mua option rẻ nhất là được. Dưới đây là các bước mình thường làm:

  • Thuê VPS.
  • Nhận thông tin đăng nhập.
  • Nhập hàm tmux.
  • Tùy dự án mà sau đó nhập các lệnh khác nhau.
Các bước chạy Node

Node đóng vai trò như thế nào trong mạng blockchain

Node trong mạng blockchain là một thiết bị hoặc một phần mềm đang tham gia vào việc xây dựng và duy trì mạng blockchain. Mỗi node được kết nối với các node khác trên mạng để trao đổi thông tin và đóng góp vào quá trình xác nhận và xử lý các giao dịch trên blockchain.

Node trong mạng blockchain có hai loại chính là full node và light node. Full node lưu trữ toàn bộ dữ liệu của blockchain và thực hiện các chức năng đầy đủ như tạo và truyền giao dịch, tạo và xác nhận các khối mới và tham gia vào quá trình đồng thuận. Light node là phiên bản nhẹ hơn của full node, chỉ lưu trữ một phần dữ liệu của blockchain và thường được sử dụng trong các ứng dụng di động hoặc các trình duyệt blockchain như Metamask.

Mỗi node trong mạng blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực và xác định các giao dịch hợp lệ trên blockchain.

Khi một giao dịch được tạo ra trên blockchain, nó được gửi đến một số node trên mạng để được xác thực và đưa vào một khối mới. Khi khối mới được tạo ra, nó sẽ được truyền đến tất cả các node khác trên mạng để được xác nhận và đồng thuận. Việc có nhiều node tham gia vào mạng blockchain giúp đảm bảo tính phân cấp và phân tán của mạng, ngăn chặn các cuộc tấn công từ các đối tượng xấu và giúp cải thiện tính đồng thuận của hệ thống.

Tổng kết

Qua bài viết các bạn cũng nắm được rõ về thành phần cơ bản để tạo nên một Blockchain. Và điều đặc biệt khi có càng nhiều node khởi chạy, nền tảng của chúng ta sẽ càng minh bạch, đảm bảo độ tin cậy và bảo mật dữ liệu trên toàn hệ thống.

Ngoài ra các bạn muốn biết thêm về thông tin gì cứ mạnh dạn để lại comment nhé! Team saigontradecoin sẽ cố gắng hết sức để giải đáp.

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...