Thị trường vẫn đang trong giai đoạn chưa có xu hướng rõ ràng về các điều kiện tăng hay giảm. Các hoạt động, giá trị dữ liệu on-chain đã giảm một cách chóng.
Trong tuần qua, giá Bitcoin vừa tương đối yên tĩnh, cả về hành động giá, nhu cầu giao dịch và giá trị thanh toán dựa trên dữ liệu on-chain. Giá giao dịch trong tuần vừa qua dao động trong một phạm vi hẹp giữa mức cao $ 39,242 và xuống mức thấp là $ 34,942.
Trong khi đó, hoạt động on-chain ở những người dùng cho thấy khối lượng thanh toán và phí giao dịch, trên cả Bitcoin và Ethereum đã giảm trở lại mức được quan sát vào năm 2020 và đầu năm 2021. Sự tắc nghẽn của Mempool phần lớn đã được ổn định trong khi thị trường vẫn không chắc chắn về xu hướng trong cấu trúc thị trường hiện tại.
Hoàn toàn không có tắt nghẽn
Một đặc điểm của thị trường tăng giá là nhu cầu tăng mạnh đối với các giao dịch, giá trị thanh toán, và sự cấp thiết để đưa vào một khối mới on-chain. Kết quả là các số liệu trong khối lượng giao dịch và phí ưu tiên tăng đột biến. Đây là kết quả của cả sự gia tăng nhu cầu từ các nhà đầu tư . Đặc biệt, trong tuần vừa qua, sự tăng trưởng về nhu cầu trên chuỗi đã chậm lại rõ rệt, chỉ có một số chỉ số on-chain cho thấy những tác động giảm “pull-back” trờ lại đáng kể.
Kể từ tháng 1 năm 2021, số lượng địa chỉ Bitcoin hoạt động đã duy trì ở mức khoảng 1,15 triệu địa chỉ mỗi ngày, trùng với mức đỉnh năm 2017. Cần lưu ý rằng trong năm 2017, mức này chỉ đạt được trong vài ngày, trước khi giảm hơn 33% trong đợt bán tháo đầu tiên. Trong chu kỳ hiện tại, con số này đã duy trì ở mức cao trong vòng 5 tháng qua.
Trong đợt bán tháo gần đây, mạng lưới Bitcoin đã giảm số lượng địa chỉ đang hoạt động và giảm 18% so với mức cao gần đây xuống còn khoảng 0,94 triệu. Mức giảm năm nay chỉ bằng khoảng một nửa mức giảm đã thấy trong năm 2017, cho thấy mặc dù các hoạt động đã chậm lại, nhưng nhu cầu vẫn nhiều hơn so với sau khi đạt đỉnh ở chu kỳ trước. (Tham khảo hình số 2)
Số lượng “Entities” đang hoạt động cũng đã giảm tương tự, giảm từ mức cao 375 nghìn xuống còn khoảng 250 nghìn . Điều này một lần nữa trùng khớp với các giá trị được quan sát vào cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 khi sự quan tâm đến Bitcoin giảm dần đi cùng với việc giá giảm.
Sự khác biệt chính giữa ‘Entities’ và ‘địa chỉ’ (addresses) là việc Glassnode sử dụng các thuật toán phân cụm để thiết lập thời điểm một “entity” (ví dụ như một sàn giao dịch, thợ đào hoặc người tích lũy thông thường) có thể sở hữu nhiều địa chỉ. Do đó cung cấp cái nhìn chính xác hơn về người dùng duy nhất “unique user”. (Tham khảo hình số 3)
Tổng khối lượng thanh khoản bằng USD trong mạng Bitcoin đã giảm rất mạnh 65% trong hai tuần qua. Khối lượng giao dịch đã giảm từ hơn 43 tỷ đô la/ngày xuống còn 15 tỷ đô la/ngày. Một lần nữa, dư chấn năm 2017 có sự tương đồng trong đó khối lượng giao dịch on-chain giảm 80% trong khoảng 3 tháng. (Tham khảo hình số 4)
Bitcoin không phải là trường hợp duy nhất trong sự sụt giảm này. Khối lượng giao dịch của Ethereum cũng giảm 60% trong hai tuần qua. Sự sụt giảm cực mạnh trong năm 2018 là hơn nhiều ở mức -95%, tuy nhiên vẫn còn phải xem liệu việc giảm đã dừng lại tạm thời hay sẽ giảm tiếp tục. (Tham khảo hình số 5)
Khi nhu cầu cho các giao dịch on-chain giảm xuống, phí giao dịch trung bình được trả cũng giảm tương tự cho cả hai mạng (BTC và ETH). Phí giao dịch trung bình cao nhất đã đạt được vào tháng 4 và tháng 5 năm 2021, với mức tăng đột biến trong ngắn hạn đạt hơn 60 đô la cho cả hai giao thức. Phí trung bình cho cả hai mạng hiện đã trở lại mức giữa năm 2020 là khoảng 3,50 đến 4,50 đô la.
Theo hầu hết các chỉ số hoạt động on-chain, tháng 5 là một tháng sụt giảm lớn trong lịch sử, chuyển đổi nhanh chóng sau khi các chỉ số đạt đỉnh ATH, nhu cầu giao dịch và thanh toán đã suy yếu và cho thấy mempools hoàn toàn không tắt nghẽn. (Tham khảo hình số 6)
Động lực về nguồn cung
Trong tháng 5, tổng khối lượng 160,7 nghìn BTC đang từ trạng thái kém thanh khoảng sang trạng thái thanh khoản cao. Điều này cung cấp một thước đo về lượng nguồn cung trên thị trường đã quay trở lại thị trường từ trạng thái không thanh khoản. (xem thêm chi tiết trong bài viết này).
Điều quan trọng đối là 160,7 nghìn BTC này chỉ đại diện cho 22% nguồn cung đã chuyển từ trạng thái thanh khoản sang kém thanh khoản kể từ tháng 3 năm 2020. Điều này có nghĩa là trong số 744 nghìn BTC đã được rút vào ví lạnh (hoặc tương đương) trong 14 tháng qua, 78% trong số này vẫn đang do dự, chưa có hành động cụ thể mặc dù đã trải qua sự biến động gần đây. (Tham khảo hình số 7)
Tổng số địa chỉ có số dư BTC khác 0 đã giảm trong suốt tháng 5, giảm tổng cộng 1,2 triệu địa chỉ. Không giống như nhu cầu giao dịch và các chỉ số hoạt động khác, sự sụt giảm của các địa chỉ khác 0 chỉ giảm 3% so với ATH. Mức cao nhất năm 2017, chúng ta thấy thời điểm đó một phần tư số địa chỉ đã bán hết số coin nắm giữ, và trong năm nay, trong 1 tháng gần đây nhất chỉ giảm 3%, là một sự thay tương đối nhỏ .
Điều này cho thấy một phần nhỏ người dùng trong thị trường đang bán hết toàn bộ số dư của họ từ các địa chỉ sở hữu và sự thay đổi niềm tin đối với thị trường đang biến động ở hiện tại. (Tham khảo hình số 8)
Chúng ta có thể so sánh hai chỉ số Tỷ lệ Lợi nhuận Đầu ra (SOPR – Spent Output Profit Ration) để thấy rằng phần lớn những người bán Bitcoin của họ là: a) nhận ra lỗ và b) Người nắm giữ ngắn hạn (Short-Term Holders). Một số điểm trên SOPR để diễn giải trong biểu đồ tiếp theo:
- Giá trị SOPR cho biết mức độ lãi (> 1,0) hoặc lỗ (<1,0) trên thị trường.
- Biến số aSOPR xem xét toàn bộ thị trường. Loại bỏ tín hiệu nhiễu bằng cách lọc ra các giao dịch có tuổi thọ < 1 giờ.
- Biến thể STH-SOPR chỉ lọc các đồng tiền được giao dịch dưới 155 ngày để cho thấy trạng thái của những người mới tham gia thị trường và lọc ra những người nắm giữ lâu dài.
Biểu đồ dưới đây so sánh aSOPR (toàn bộ thị trường trừ các giao dịch tuổi thọ < 1 giờ) với STH-SOPR (chỉ những người mới tham gia thị trường). Những gì chúng ta có thể thấy là cả hai đều dưới 1,0 và do đó cho thấy những nhà giao dịch đang ghi nhận sự thua lỗ tổng thể trên toàn thị trường. Tuy nhiên, lưu ý rằng STH-SOPR thấp hơn rất nhiều so với aSOPR. Điều này cho thấy mức độ thua lỗ mà những người mới tham gia thị trường ghi nhận là lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn thị trường. Chỉ số aSOPR gần bằng 1,0 cho thấy rằng bất kỳ người nắm giữ dài hạn nào đang ghi nhận lợi nhuận đang được bù lại bởi sự thua lỗ của những người nắm giữ ngắn hạn. (Tham khảo hình số 9)
Nguồn cung nắm giữ bởi những người nắm giữ dài hạn (Long term holders – LTH) đã bắt đầu tăng trở lại. Các biểu đồ tiếp theo phần lớn mô tả các nhà đầu tư đã mua từ cuối năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 và vẫn đang giữ nguyên số coin của họ.
Sau một thời gian LTH phân phối BTC, khi thị trường tăng từ $ 10k lên $ 64 nghìn ATH, sự thay đổi trong nguồn cung LTH hiện đang trong xu hướng tăng (đó là hành vi nắm giữ BTC – Holding). Tuy nhiên, một lần nữa, chúng ta có thể thấy mô hình này tương tự như xu hướng tăng vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Mô hình này mô tả điểm chuyển đổi khi các LTH ngừng giao dịch, bắt đầu tích lũy lại trong giai đoạn giá BTC đang thấp. (Tham khảo hình số 10)
LTH hiện sở hữu 10,9 triệu BTC, chiếm hơn 58% nguồn cung lưu hành. Điều đáng chú ý là các LTH năm nay sở hữu nhiều hơn 2,3 triệu BTC (+ 8% nguồn cung lưu thông) so với các LTH ở mức cao nhất năm 2017. Điều này làm nổi bật một thực tế trực quan; giá BTC cao hơn đòi hỏi dòng vốn lớn hơn để duy trì xu hướng thị trường tăng giá. (Tham khảo hình sô 11)
Hoạt động DeFi đang chậm lại theo dữ liệu on-chain
Sự chậm lại trong hoạt động không chỉ giới hạn ở Bitcoin và Ethereum. Tổng hợp các hoạt động on-chain như số lần giao dịch qua lại token (dãy hình ở trên) và giá trị USD được chuyển đổi (dãy hình bên dưới) cho các mã thông báo COMP, AAVE, UNI và YFI đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Những số liệu này đơn giản nhưng hiệu quả như một thước đo cho tâm lý của nhà đầu tư và có thể được xác định một cách hợp lý các xu hướng về giá cả. (Tham khảo hình số 12)
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy số lượng giao dịch hàng ngày trên Uniswap đã giảm 28% kể từ khi đạt đỉnh vào giữa tháng 5 cho thấy nhu cầu về mã thông báo đang giảm xuống. Số lượng giao dịch hàng ngày cho Uniswap đã trở lại mức ổn định dài hạn là khoảng 160 nghìn giao dịch / ngày,đi vào giai đoạn ổn định kể từ tháng 9 năm 2020. (Tham khảo hình số 13)
Nguồn: insights.glassnode.com
Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:
- Like fanpage Facebook của Saigontradecoin
- Telegram thảo luận của Saigontradecoin
- Telegram Chanel của Saigontradecoin
- Group Facebook thảo luận tin tức của saigotradecoin
- Đăng ký kênh Youtube của Saigontradecoin
- Theo dõi Tradingview của Saigontradecoin