Polkadot là gì và tại sao nó lại là một trong những blockchain hot nhất hiện nay?

Giai đoạn cuối cùng của quá trình triển khai Polkadot – với các parachains – vừa bắt đầu. Đây là những gì bạn cần biết về Polkadot và parachains, và tại sao nó lại tiềm năng.

Sinh ra trong hệ sinh thái blockchain được thống trị bởi Bitcoin và Ethereum, Polkadot – được ra mắt vào tháng 5/2020 – đã ra đời như một blockchain thế hệ tiếp mới.

Khả năng của Bitcoin trong việc khuyến khích việc chuyển giao giá trị mà không thông qua cơ quan trung ương làm hạn chế trong việc mở rộng quy mô và khả năng tương tác. Điều này dẫn đến sự ra đời của Ethereum vớià mạng lưới linh hoạt hơn.

Ethereum không chỉ mang lại một hệ thống phi tập trung, nơi nhiều ứng dụng có thể được xây dựng và chạy mà không cần người trung gian, nó cũng tạo ra một hệ sinh thái nơi giá trị có thể được chuyển giao linh hoạt hơn thông qua các hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều dự án đang bị vắt kiệt bởi sự tắc nghẽn của mạng Ethereum và phí gas cao và đây là lúc đối thủ tiềm năng mới như Polkadot xuất hiện.

Trong hơn 7.000 loại tiền điện tử trên thị trường, sự tăng trưởng của Polkadot là rất cao. DOT, mã token gốc của Polkadot đã trở thành một trong 10 loại tiền điện tử hàng đầu chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt. Cùng với việc người sáng tạo của Polkadot là Gavin Wood đã thông báo về việc ra mắt các parachains, giai đoạn cuối cùng trong quá trình triển khai Polkadot hiện đang được tiến hành. Mọi người cùng đi vào tìm hiểu chi tiết về Polkadot nhé.

Polkadot là gì?

Polkadot, được tạo ra bởi Wood – một nhà khoa học máy tính người Anh, cũng là người đồng sáng lập Ethereum – một nền tảng cho phép các blockchain khác nhau chuyển giá trị theo cách không tin cậy và chia sẻ các tính năng độc đáo của chúng trong khi sử dụng một kênh an toàn. Wood ra mắt Polkadot như là một giải pháp cho việc nâng cấp mạng 2.0 của Ethereum.

Polkadot đã cải tiến trở thành một mạng lưới đồng nhất, có thể mở rộng hoàn toàn trong việc tập trung tạo ra một công nghệ đa chuỗi. Web3 Foundation – tổ chức của Thụy Sĩ điều hành mạng lưới – đã mô tả Polkadot như một “thế hệ blochain tiếp theo”.

Polkadot được hình thành như thế nào?

Polkadot khởi nguyên như một trang sách trắng mà Wood xuất bản vào năm 2016, một cựu CTO của Ethereum, người đã viết ngôn ngữ lập trình Ethere. Trong quá trình làm việc với người đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin vào năm 2015, Wood được cho là đã trở nên mất tinh thần khi đề xuất phát triển Ethereum 2.0 bị trì hoãn.

Wood và Jutta Steiner, cựu giám đốc bảo mật của Ethereum, cũng đồng sáng lập Parity Technologies, được giao nhiệm vụ tiếp tục phát triển Polkadot.

Polkadot được sinh ra từ dự án tiền thân Kusama vào năm 2019 dưới dạng mạng unaudited canary. Tính năng unaudited canary giúp nhóm phát triển khám phá bất kỳ mối quan tâm lớn nào trước khi chúng được khởi chạy trên mạng lưới chính. Mạng Kusama đã khởi chạy logic được nâng cấp cho lưu trữ parachain, việc triển khai parachains trên Polkadot đã rất gần đến ngày ra mắt.

Dự án Kusama có các thông số quản trị nhanh hơn và các rào cản gia nhập thấp hơn, cũng là một mạng lưới độc lập. Công ty xem hệ thống không kết hợp của Kusama là một công cụ để thử nghiệm và triển khai ở giai đoạn đầu.

Polkadot được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5/2020 dưới dạng giao thức bằng chứng quyền hạn (PoA). Việc quản lý nó được kiểm soát bởi một tài khoản duy nhất Sudo (siêu người dùng). Sau khi ra mắt, validator đã tham gia vào mạng lưới giao thức đồng thuận của DOT.

Mạng lưới nhanh chóng loại bỏ thuật toán đồng thuận bằng chứng quyền hạn và thông qua giao thức bằng chứng cổ phần (PoS) đã được thử nghiệm thành công vào ngày 18 tháng 6 năm 2020.

Với mạng lưới blockchain của Polkadot được bảo mật bởi một cộng đồng validator phi tập trung, tất cả tài khoản siêu người dùng của nó đã bị loại bỏ vào tháng 7 năm 2020 sẽ được chuyển quyền quản lý vào tay những người nắm giữ mã thông báo DOT của nó. Sự thay đổi mô hình này chứng minh Polkadot đã đạt được mục tiêu trở thành một nền tảng phi tập trung.

Mã thông báo Dot

Token Dot của Polkadot hiện là tiền điện tử lớn thứ tám tính theo vốn hóa thị trường tại thời điểm xuất bản. Loại token này cung cấp các chức năng quản trị, liên kết và staking trên hệ thống.

Chức năng quản trị cho phép người dùng Dot thực hiện quyền kiểm soát đối với mạng Polkadot. Người dùng có thể biết phí hoạt động của mạng, đấu giá và lịch trình thêm vào các parachains mới. Ngoài ra người dùng cũng có thể quyết định thời điểm cần thiết để thực hiện nâng cấp và sửa chữa trên nền tảng.

Hơn thế, Dot đóng một vai trò tích cực trong việc bảo mật mạng lưới. Là một giao thức bằng chứng cổ phần (PoS), người dùng DOT được giao nhiệm vụ xác thực các giao dịch trên parachains. Để tham gia, DOT holders phải take DOT token của họ.

Vai trò thứ ba của DOT trong mạng lưới là khả năng thêm các parachains mới bằng cách holding DOT – được gọi là “liên kết”. Trong thời gian này, mã thông báo DOT không có sẵn để sử dụng và sẽ chỉ được phát hành sau khi thời gian liên kết kết thúc và parachain sẽ bị xóa sau đó.

Cấu trúc công nghệ của Polkadot

Polkadot vận hành khác với mạng Ethereum với nỗ lực trở thành một mạng blockchain không đồng nhất. Nó sử dụng parachains và parathreads, liên kết với chuỗi chuyển tiếp chính (Relay chain) Polkadot. Các chuỗi cũng kết nối với các mạng lưới bên ngoài thông qua các cầu nối trong nền tảng.

Hệ Polkadot gồm ba chuỗi chính:

Relay chain

Relay chain là trung tâm của giao thức Polkadot. Nó chịu trách nhiệm về bảo mật được chia sẻ, sự đồng thuận và khả năng tương tác chuỗi chéo của mạng. Đó là chuỗi khối chính trong mạng. Đây là nơi các khối giao dịch và truyền giá trị được thức thi.

Relay chain điều hành các hoạt động nhỏ nhất tại giao diện với cơ chế, đấu giá parachain và bằng chứng cổ phần được đề cử (NPoS). Cơ sở chức năng nhẹ hơn của nó mang lại cho Relay chain tốc độ cao hơn để xử lý các giao dịch mới. Theo một báo cáo năm 2020, phương pháp độc đáo này đã chứng kiến Polkadot xử lý 1.000 giao dịch mỗi giây (TPS).

Parachains

Parachains là các blockchains độc lập, còn được gọi là cấu trúc dữ liệu dành riêng cho ứng dụng được liên kết trên toàn cầu và có thể được trình xác thực của Relay Chain trên Polkadot xác thực. Do tính chất song song, chúng có thể xử lý giao dịch song song và đạt được khả năng mở rộng của hệ thống Polkadot. Chúng chia sẻ tính bảo mật của toàn bộ mạng Polkadot và có thể giao tiếp với các parachain khác thông qua XCMP. Để đủ điều kiện chạy parachain trên Polkadot, các dự án phải thuê một vị trí Relay Chain thông qua đấu giá vị trí.

Parathreads

Parathreads chia sẻ chức năng tương tự như parachains, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt. Parathreads được xây dựng trên mô hình trả tiền khi sử dụng, thay vì cho thuê một vị trí. Parathreads chủ yếu phù hợp cho các dự án không yêu cầu quyền truy cập liên tục vào mạng.

Những tính năng khác của Polkadot như:

Bridges

Bridges đáp ứng mục tiêu về khả năng tương tác của Polkadot. Tính năng quan trọng này cho phép Polkadot kết nối và giao tiếp với các mạng bên ngoài như Bitcoin và Ethereum. Polkadot hiện đang làm việc để mở rộng cầu nối với các blockchain khác trong hệ sinh thái để các mã thông báo có thể được hoán đổi mà không cần cơ quan trung ương.

Nominated proof of stake (NPoS)

Polkadot sử dụng một cơ chế nominated proof-of-stake. Điều này được thiết kế để tối đa hóa bảo mật. Nominated proof of stake (NPoS) cho phép việc staking DOT token của những người được đề cử bảo mật mạng lưới tốt nhất. Không giống như proof of stake khác, NPoS làm cho những người được đề cử có thể bị mất cổ phần nếu họ quản lý kém.

Substrate framework

Substrate là một khung phần mềm được phát triển bởi Parity Technologies mục đích là tạo các blockchains có khả năng linh hoạt. Polkadot sử dụng khung nền như một phần của công nghệ nền tảng. Substrate cho phép các nhà phát triển tạo các chuỗi khối được xây dựng có mục đích mà không tốn quá nhiều thời gian hoặc yêu cầu các chuyên gia trong lĩnh vực blockchain.

Substrate còn là một bộ công cụ cho phép truy cập vào thư viện của các mẫu tùy chỉnh để tăng khả năng phát triển blockchain dễ dàng hơn. Giao thức “Wasm” (WebAssembly) cho phép các nhóm phát triển xây dựng nền tảng hợp đồng thông minh ngay lập tức.

Tại sao nhiều nhà đầu tư tin rằng Polkadot sẽ là đối thủ cạnh tranh của Ethereum

Những người sáng lập của Polkadot đã dựa trên nền tảng và trải nghiệm của hệ Ethereum để phát triển hệ sinh thái Polkadot nâng cấp hơn mặc dù có vài điểm tương đồng.

Ethereum có vài hạn chế như tình trạng tắc nghẽn mạng, phí gas cao, do đó người dùng không hài lòng và tìm kiếm các giải pháp thay thế. Bản nâng cấp Ethereum 2.0 dự kiến sẽ giải quyết những vấn đề này khi nó ra mắt, nhưng Polkadot được cho rằng đã và đang đưa các một giải pháp khả thi hơn. Tính không đồng nhất và độc lập của Polkadot được cho là giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ra và triển khai các dự án mới một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Ý tưởng của Polkadot về một hệ sinh thái kết nối là điểm thu hút các nhà phát triển trong việc tận dụng cộng đồng blockchain để gia tăng sự phổ biến cho các dự án của họ. Các mẫu kéo và thả cho phép các nhóm xây dựng mạng lưới blockchain trong vài phút thay vì xây dựng chúng từ đầu.

Việc nâng cấp các chức năng cho thấy các nhà phát triển và nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm tích cực đến Polkadot. Trong vòng bốn tháng kể từ khi Polkadot ra mắt, DOT đã tăng vọt trở thành tiền điện tử lớn thứ 7, với vốn hóa thị trường là 3,7 tỷ USD. Polkadot kể từ đó đã tăng lên 37,3 tỷ USD vốn hóa thị trường tính đến thời điểm này.

Tầm nhìn của Polkadot

Polkadot dường như đã sẵn sàng tiếp tục sứ mệnh phát triển mạng lưới blockchain nơi mà các hoạt động không đáng tin cậy trong việc xác minh dữ liệu và chuyển đổi giá trị trong mạng internet phi tập trung.

Đầu tháng này, Polkadot đã ra mắt cầu nối “bridges” các mạng lưới bên ngoài với hệ sinh thái. Bridges tìm kiếm việc đảm bảo chuyển đổi các giá trị và dữ liệu nhanh chóng và an toàn thông qua một quy tắc tương tác.

Để bắt đầu mọi thứ, Web3 Foundation đang tài trợ cho một số giải pháp xây dựng chương trình bằng cách sử dụng Bridges, bao gồm Interlay bridge kết nối Bitcoin và bridge Ethereum của Snowfork.

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Bitget niêm yết Catizen (CATI) – dự án game thịnh hành trên TON tại Thị trường sớm

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget mở giao dịch Thị trường sớm cho OGCommunity (OGC).

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget hợp tác với đội bóng hàng đầu Ba Lan, Stal Mielec。

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Ancient8 (A8): Tiên phong về Game Web3 và Metaverse

Ancient8 (A8) là gì? Ancient8 (A8) là giao thức cơ sở hạ tầng chơi...

Sanctum (CLOUD) mang đến một khía cạnh mới cho việc staking thanh khoản trên Solana

Sanctum (CLOUD) là gì? Sanctum (CLOUD) là một nền tảng đột phá được xây...

Tomarket gieo hạt giống đổi mới trên TON Blockchain.

Tomarket là một nền tảng mới mẻ đang tạo ra làn sóng khi...

Arkham Intelligence tích hợp với Coinbase Wallet.

Arkham Intelligence vừa công bố tính năng mới, cho phép người dùng kết...

Jito sẽ giới thiệu tính năng restaking trên nền tảng Solana.

Nhờ vào bản cập nhật mã nguồn mới nhất từ Quỹ Jito, các...

BlackRock vào Bitcoin 2024: Hiện tại nhu cầu đối với BTC cao hơn ETH.

Vào năm 2024, BlackRock đã gia nhập thị trường Bitcoin, cho thấy nhu...

Anh phạt Coinbase 4,5 triệu USD.

Cơ quan quản lý tài chính Anh đã phạt sàn giao dịch tiền...