Tiền Tệ Kỹ Thuật Số Của Ngân Hàng Trung Ương Và Vai Trò Cũng Chúng Trong Hệ Thống Tài Chính

Tiền Tệ Kỹ Thuật Số Của Ngân Hàng Trung Ương (CBDCs) là gì, nguy cơ của chúng là như thế nào, và chúng đang định hình nền kinh tế ra sao?

Tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương chính là tiền pháp định của một quốc gia ở dạng kỹ thuật số. Chúng là những đồng tiền điện tử do nhà nước phát hành, được thiết kế để thay thế dạng tiền phát định vật lý truyền thống một cách hiệu quả.

Thuật ngữ CBDC là khá rộng bởi việc tiến hành phải có liên quan đến nhiều quyết định quan trọng khi một ngân hàng trung ương phát hành tiền. Quyết định cốt yếu là liệu một CBDC có nên là một phương tiện chung mà mọi người dân đều có thể sử dụng hay không. Nếu không thì những người có trách nhiệm phát hàng tiền có thể quyết định để cho nó chỉ là một phương tiện dành cho giao dịch bán sỉ, ngụ ý là CBDC chỉ được dùng để thanh toán giữa các ngân hàng. Quyết định cuối cùng là một CBDC chỉ có thể được dùng giữa các ngân hàng trung ương.

Trong một báo cáo nghiên cứu chi tiết về vấn đề CBDC, Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế, hay BIS, định nghĩa những những thể loại này bằng cách sử dụng một biểu đồ được gọi là “kim hoa”, như hình bên dưới. Vùng mày xám đại diện cho nhiều loại CBDC, trong khi Bitcoin (BTC) và những loại tiền điện tử khác được xem như những đồng kỹ thuật số cá nhân.

Hoa tiền: Một phân loại của tiền

Nguồn gốc của CBDC là gì?

Theo BIS, ý tưởng về CBDC đã xuất hiện được nhiều năm, xuất hiện trước Bitcoin cả 2 thập kỷ. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ nổi lên trong những năm trở lại đây. Chủ yếu là bởi những bước tiến trong ngành công nghệ tài chính, bao gồm việc phát triển công nghệ blockchain, cho phép việc phát hành đồng token kỹ thuật số để tượng trưng cho vật chứa giá trị.

Hơn nữa, việc chuyển sang CBDC hỗ trợ cho phong trào xã hội không tiền mặt đang lan rộng. Ở những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Thuỵ Điển, tiền mặt vẫn đang ngày càng trở thành một phương thức thanh toán được ưu chuộng hàng đầu.


Lợi ích của CBDC là gì?

CBDC mang đến nhiều lợi ích cho tiền ảo, ví dụ như Bitcoin. Việc vận hành mất hàng tiếng đồng hồ của các ngân hàng khiến số lượng giao dịch bị giới hạn, trong khi các CBDC có thể dùng để giao dịch 24/7. Các ngân hàng có thể tiết kiệm một khoảng lớn chi phí cho các cơ quan thanh toán bù trừ.

Cũng giống như tiền ảo, CBDC có thể được dùng bởi tất cả những ai có điện thoại, giúp họ cải thiện các hoạt động tài chính, đặc biệt với những ai đang sống ở vùng nông thôn mà không có điều kiện dùng tới những cơ sở hạ tầng của ngân hàng ví dụ như cây ATM.

Những quốc gia như Kenya đang trong quá trình cả thiện các hoạt động tài chính nhờ vào sự phổ biến của ứng dụng thanh toán không tiền mặt qua SMS tên là M-Pesa.

Những lợi ích khác của CBDC nàm ngoài những lợi ích mà tiền điện tử mang đến. Những ngân hàng trung ương chi tiền để in tiền, với giá trung bình là để tạo ra  một tờ tiền một đô la 0.077 đôla. Tiền điện tử rất và đôi khi thậm chí chẳng mất phí để tạo ra một khi những dòng code vẫn còn đó. Với CBĐC, chính quyền có thể trực tiếp phát hành các quỹ phục hồi.

Vậy nguy cơ của các CBDC là gì?

Cùng với những lợi ích, CBDC cũng gây ra những mối quan ngại đáng gồm về phía những ngân hàng trung ương, chính quyền và cá thể người dân.

Có lẽ nguy cơ lớn nhất chính là an ninh mạng. Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm nghiệm CBDC đang bị làm nhái bởi những kẻ lừa đảo, làm dấy lên hồi chuông báo động khi các phiên bản chính thức còn chưa được triển khai. Nguy cơ tấn công mạng lưới hoặc tạo ra những kẻ hở lừa đảo hoặc rửa tiền đang là một mối quan ngại đối với bất cứ ngân hàng nào đang muốn nghiên cứu phát hành một đồng CBDC

Một nguy cơ đáng gờm khác chính là sự riêng tư. Chính quyền càng nhìn rõ các hành vi giao dịch của người dùng CBDC thì các nguy cơ an ninh mạng càng bị giảm thiểu. Tuy nhiên, nếu người dân tin rằng việc dùng một đồng CBDC đồng nghĩa với việc chính quyền có thể vượt quá giới hạn của quyền riêng tư cá nhân thì có thể nó sẽ không được dùng rộng rãi.

Cuối cùng, trong khi chính quyền có thể dùng một CBDC để thực hiện các chính sách tiền tệ thì nhiều khả năng việc này sẽ mở ra các nguy cơ ở nhiều cấp độ. Ví dụ việc dùng một CBDC để tính mức lãi âm trong thời gian khủng hoảng có thể thay đổi một cách lớn lao các mô hình kinh tế, khiến nó trở nên quá đắt đỏ với những người muốn giữ tài sản của họ bằng tiền điện tử.

Ngân hàng điện tử nào sắp phát hành hành loại tiền tệ kỹ thuật số của riêng mình?

Dù có nhiều ngân hàng đang dùng các dạng tiền như phương thức lưu trữ hoặc thanh toán số dư tài khoản thì chưa có ngân hàng trung ương nào phát hành bất kỳ loại CBDC nào. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đang trong giao đoạn nghiên cứu và phát triển, bao gồm 5 loại tiền tệ chính trên thế giới, bao gồm tiền đô la, tiền euro, yên Nhật, bảng Anh và nhân dân tệ.

Vào hồi tháng Năm, một cư dân Mỹ đã đăng một tài liệu kỹ thuật để chỉ ra những mục tiêu của “đồng đô la kỹ thuật số”. Kể từ đó, nhiều sự kiện diễn ra rất đáng chú ý.

Tin tức gần đây nhất từ Nhật Bản chính là việc ngân hàng trung ương đã chỉ định những nhà kinh tế học hàng đầu để thành lập một đội nghiên cứu đồng CBDC dựa trên yên Nhật, trong khi Ngân Hàng Anh Quốc đã chỉ định tổ chức Accenture để phát triển ra đồng CBDC của riêng mình. Trong khi đó, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu  đang hướng tới một loại

tiền ảo để thanh toán hàng hoá, và cho biết rằng nó sẽ được triển khai ở 19 nước, khiến nó trở thành dự án lớn nhất hiện tại.

Tuy nhiên, không thể nào nghi ngờ việc Trung Quốc đang dẫn đầu, và đang đạt được nhiều thành tựu trong những tháng gần đây với thành tự trong những tháng phát động dự án CBDC của mình. Tin tức mới nhất cho thấy chính quyền đang dự định hướng đến những công ty thanh toán nội địa đang dẫn đầu trong ngành tài chính như Alibaba và Tencent.

Nước Philipines cũng đang xác nhận rằng nó đang nghiên cứu việc phát hành đồng tiền ảo của riêng mình trong khi Thái Lang đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Chính quyền Hoa Ký đang có góc nhìn mới về tiền điện tử, và các dự luật mới được hình thành như thế nào


Vào cuối tháng Bảy, Văn Phòng Tổng Kiểm Toán Tiền Tệ đã phát hành một ghi chú cho thấy việc mở cửa để các ngân hàng được định hướng phát hành dịch vụ lưu giữ tiền điện tử. Điều này cho phép hàng trăm ngân hàng thuộc hệ thống OCC để tích hợp dịch vụ tiền ảo. Bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ dành cho các quỹ tiền điện tử cũng đang gần như được hiện thực hoá.

Giờ đây các ngân hàng chỉ cần tích hợp những phần mềm cần thiết, phần cứng và những chính sách an ninh để sẵn sàng bắt đầu hoạt động liên quan đến tiền điện tử và bao gồm luôn cả CBDC.

Một tuần sau khi ghi chú được công bố, Brian Brooks, người điều hành hoạt động tiền tệ, đã thể hiện sự hỗ trợ của mình dành cho CBDC dưới công nghệ blockchain như một sự nâng cấp dành cho hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ hiện tại. Gần đây nhất, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Lael Brainard đã xác nhận rằng Ngân hàng dự trữ Boston sẽ làm việc với viện nghiên cứu tiền tệ Massachusetts về nghiên cứu của CBDC.

Sự nỗ lực phục hồi sau dịch COVID-19 đang là chất xúc tác để công bố “đồng đô la kỹ thuật số” như được dẫn chứng từ Điều Luật Tự Động Phát Triển Mạnh Các Cộng Đồng được đưa ra bởi Quốc Hội Mỹ. Điều này sau đó đã được đưa ra trong một điều luật hồi Tháng Ba trong khuôn khổ của Đạo Luật Tiền Điện Tử 2020, để làm rõ về trách nhiệm điều chỉnh luật về tài sản kỹ thuật số của những đơn vị liên bang.

Tác giả Marshall Hayner là CEO và cũng là người đồng sáng lập của Metal (MetalPay, Proton và MetalX). Marshall là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý về tiền điện tử và gần đây đã là một trong những thành viên sáng lập của điều luật tiền điện tử được đưa ra bởi Quốc Hội. Thêm vào đó, Marshall đã giới thiệu chiếc ví Bitcoin tích hợp Facebook đầu tiên tên là QuickCoin vào năm 2014, nhưng ông cũng làm việc ới nhiều dự án tiền kỹ thuật số khách như Dogecoin, Stella, Block.io, ChangeTip và Bitcoin Fair,..

Saigontradecoin/Huỳnh Ngọc Công Danh biên dịch bài của Marshall Hayner trên cointelegraph

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:


Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Bitget niêm yết Catizen (CATI) – dự án game thịnh hành trên TON tại Thị trường sớm

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget mở giao dịch Thị trường sớm cho OGCommunity (OGC).

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Bitget hợp tác với đội bóng hàng đầu Ba Lan, Stal Mielec。

Bitget, sàn giao dịch tiền điện tử và công ty Web3 hàng đầu...

Ancient8 (A8): Tiên phong về Game Web3 và Metaverse

Ancient8 (A8) là gì? Ancient8 (A8) là giao thức cơ sở hạ tầng chơi...

Sanctum (CLOUD) mang đến một khía cạnh mới cho việc staking thanh khoản trên Solana

Sanctum (CLOUD) là gì? Sanctum (CLOUD) là một nền tảng đột phá được xây...

Tomarket gieo hạt giống đổi mới trên TON Blockchain.

Tomarket là một nền tảng mới mẻ đang tạo ra làn sóng khi...

Arkham Intelligence tích hợp với Coinbase Wallet.

Arkham Intelligence vừa công bố tính năng mới, cho phép người dùng kết...

Jito sẽ giới thiệu tính năng restaking trên nền tảng Solana.

Nhờ vào bản cập nhật mã nguồn mới nhất từ Quỹ Jito, các...

BlackRock vào Bitcoin 2024: Hiện tại nhu cầu đối với BTC cao hơn ETH.

Vào năm 2024, BlackRock đã gia nhập thị trường Bitcoin, cho thấy nhu...

Anh phạt Coinbase 4,5 triệu USD.

Cơ quan quản lý tài chính Anh đã phạt sàn giao dịch tiền...