Ngày nay Phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong đầu tư forex và chứng khoán, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khởi nguồn của nó. Lý thuyết Dow Theory – nền tảng của Phân tích kỹ thuật.
Charles. H. Dow – là người sáng tạo ra các chỉ số bình quân thị trường chứng khoán vào năm 1897. Một trong số đó vẫn được sử dụng đến ngày nay. Đó là Chỉ số bình quân công nghiệp Dow – Jones nổi tiếng thế giới.
Ông còn là là cha đẻ của trường phái Phân tích kỹ thuật bằng việc sáng tạo ra Lý thuyết Dow – nền tảng của phân tích kỹ thuật ngày nay. Thực chất khởi nguồn của Lý thuyết Down chỉ là một bài báo chứa đựng những ý tưởng và nguyên lý sâu sắc của Dow viết cho Tạp chí Wall Street Journal. Lúc đó ông cũng chưa hề ý thức được sức ảnh hưởng của nó sau này lại lớn đến như vậy. Đến tận 27 năm sau khi Dow mất thì William. P. Hamilton mới nghiên cứu kỹ hơn và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow và phát hành rộng rãi được nhiều người biết đến. Kể từ đó, Lý thuyết Dow trở thành nền tảng cho các nhà phân tích kỹ thuật phát triển các công cụ, các chỉ số trên thị trường chứng khoán và sau này phát triển sang cả thị trường forex.
Những nguyên lý căn bản trong Lý Thuyết Dow Theory:
1) Thị trường phản ánh mọi thứ và không thể làm giá
– Thị trường thực sự là thị trường khi có khối lượng giao dịch lớn giữa cung và cầu.
– Lý thuyết Dow cho rằng thị trường có tính hiệu quả, nghĩa là giá phản ứng với toàn bộ thông tin hiện có trên thị trường. Theo nguyên lý này thì thị trường phản ánh tất cả. Thậm chí ngay cả thiên tai như động đất, sóng thần… Mặc dù là thứ gần như không thể dự đoán được, nhưng chúng được thị trường phản ánh bằng cách tác động tức thì đến giá cổ phiếu đang giao dịch.
2) Trong Lý thuyết Dow :Thị trường là có 2 Xu hướng chính:
– Xu hướng rõ ràng: Tăng / Giảm
– Xu hướng không rõ ràng: SW Tích lũy tiếp diễn xu hướng đang diễn ra / SW Tích lũy đảo chiều xu hướng
Xu hướng chính rõ ràng có 3 giai đoạn:
Tăng:
– Giai đoạn tích luỹ
– Giai đoạn bùng nổ phát triển bền vững
– Giai đoạn cao trào quá mức
Giảm:
– Giai đoạn phân phối
– Giai đoạn giảm mạnh
– Giai đoạn tuyệt vọng
Trong Xu hướng thì lại có 3 cấp độ:
– Cấp độ chính (Primary) – hay chúng ta có thể gọi là dài hạn
– Cấp độ thứ cấp (Secondary) – trung hạn
– Cấp độ nhỏ (Minor) – ngắn hạn
3) Xu hướng mới phải được xác nhận bằng sự gia tăng mạnh trong khối lượng giao dịch
– Theo lý thuyết Dow, khối lượng là yếu tố quan trọng để xác nhận xu hướng. Điều này cũng dễ hiểu khi suy luận một cách thông thường. Khối lượng giao dịch lớn hơn chứng tỏ có nhiều người quan tâm hơn. Nhiều người quan tâm hơn đồng nghĩa là hình thành xu hướng trong đám đông, dẫn đến hình thành xu hướng trong thị trường.
– Trong một xu hướng giá tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm. Trong một xu hương giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng.
4) Xu hướng sẽ được duy trì cho đến khi có tín hiệu đảo chiều
– Theo lý thuyết Dow, để một xu hướng lớn có tín hiệu đảo chiều đột ngột sẽ rất khó xảy ra. Việc đảo chiều đột ngột thường chỉ xảy ra với các sóng nhỏ (minor) vì nó mang tính ngẫu nhiên nhiều. Với các sóng thứ cấp cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn. Còn một xu hướng chính, xu hướng chủ đạo (primary) thì hầu như rất khó xảy ra, mà nó còn phải test, phải thử thách niềm tin của các nhà đầu tư nhiều lần.
– Trong trường hợp này, các nhà đầu tư theo Lý thuyết Dow thường khó xác định được liệu nó là sự đảo chiều của xu hướng chính (primary) hay chỉ là một sự điều chỉnh trong xu hướng. Tốt nhất hãy kiên nhẫn đứng ngoài thị trường quan sát cho chăc chắn, chờ khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng rồi mới nên nhảy vào.
Bài này của Phạm Ngọc Dương đăng trên trang cá nhân, Saigontradecoin đã xin phép đăng lại.
hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:
Like fanpage Facebook của Saigontradecoin
Tham gia Telegram thảo luận của Saigontradecoin
Tham gia Telegram Chanel của Saigontradecoin
Tham gia Group Facebook thảo luận tin tức của saigotradecoin
Đăng ký kênh Youtube của Saigontradecoin
Theo dõi Tradingview của Saigontradecoin