Công nghệ Cầu nối cung cấp giải pháp để di chuyển tài sản giữa các blockchain. Dưới đây là một số cầu nối hàng đầu cung cấp khả năng tương tác giữa Ethereum và các blockchain khác.
Cầu nối Ethereum (Ethereum Bridge)
Kể từ mùa hè 2020 bùng nổ của tiền điện tử, các cầu nối cross-chain (xuyên chuỗi) trên Ethereum đã trở nên phổ biến. Được thúc đẩy bởi nhu cầu từ số lượng nền tảng DeFi ngày càng tăng trên các mạng Lớp 1 khác nhau và chi phí sử dụng mạng chính Ethereum ngày càng tăng, việc sử dụng các cầu nối để di chuyển tài sản từ mạng này sang mạng khác đã tăng vọt.
Ngày nay, các cầu nối xuyên chuỗi hàng đầu cho phép người dùng Ethereum di chuyển token ERC-20 sang các mạng khác.
Cầu nối là các ứng dụng cho phép người dùng gửi token và dữ liệu tùy ý giữa các mạng blockchain. Bằng cách triển khai các kết nối cầu nối, các mạng cạnh tranh hoặc bổ sung khác nhau đã cố gắng nắm bắt một phần giá trị được tạo ra trên Ethereum, blockchain mà được sử dụng nhiều nhất cho DeFi và NFT.
Cầu nối Ethereum cung cấp một cách để gửi tài sản đến các mạng tương thích với máy chủ ảo Ethereum (EVM) như Binance Smart Chain, Avalanche và Fantom, cũng như các mạng không tương thích với EVM như Solana và Terra. Các giải pháp Ethereum Lớp 2 và các sidechains cũng tự hào có khả năng tương tác với Ethereum thông qua một số cầu nối.
Để kết nối các token từ Ethereum với các mạng khác, người dùng gửi tài sản vào một hợp đồng cầu nối được triển khai trên Ethereum mainnet. Sau đó, số lượng token tương tự sẽ được đúc trên mạng khác. Các token sẽ bị đốt cháy khi tài sản được chuyển trở lại mainnet và sau đó được cung cấp trên mạng.
Về lý thuyết, tất cả các mạng Lớp 1 và Lớp 2 có thể có cơ chế gửi và nhận tài sản từ Ethereum đến các mạng khác. Gửi tiền đến một mạng tương thích với EVM là một quá trình đơn giản hơn; người dùng có thể kết nối thông qua ví dựa trên Ethereum như MetaMask.
Khi di chuyển các tài sản gốc Ethereum sang một chuỗi không tương thích với EVM như Solana, cầu nối mà kết nối hai mạng sẽ phải sử dụng hai địa chỉ ví và tiêu chuẩn token khác nhau. Điều này có nghĩa là người dùng phải sử dụng ví tương thích với cả Ethereum lẫn Solana, chẳng hạn như MetaMask và Phantom.
Khi cuộc đua để tăng cường các hoạt động về DeFi và NFT đã gia tăng trong những tháng gần đây, các cầu nối đa chuỗi đã bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tiền điện tử. Các giải pháp như Hop Protocol và Celer Network đã được chứng minh là phổ biến bằng cách triển khai các hợp đồng thông minh Ethereum cho phép người dùng chuyển tài sản từ mainnet nhiều lớp 1 và lớp 2.
Cầu nối Binance (Binance Bridge)
Binance Bridge là một công nghệ cầu nối nối giữa Ethereum và Binance Smart Chain, và là một chuỗi khối tương thích với EVM được phát triển bởi sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance. Thông qua cầu nối, token ERC-20 được bao bọc (wrap) thành tài sản BEP-20 để sử dụng trên các ứng dụng Binance Smart Chain như PancakeSwap, Venus Protocol, MDEX và Alpaca Finance. Người dùng Ethereum có thể truy cập cầu nối bằng cách thêm Binance Smart Chain vào MetaMask hoặc ví Web3 thay thế của họ. Hiện có hơn 5,78 tỷ đô la giá trị bị khóa trong Cầu nối Binance.
Cầu nối Avalanche (Avalanche Bridge)
Avalanche là một trong những kẻ thách thức hàng đầu của Ethereum. Nó tự hào có thông lượng cao và cung cấp khả năng tương thích EVM với khả năng hỗ trợ cho Aave, Curve và Sushi, cùng với một loạt các dApp bản địa.
Cách tốt nhất để chuyển token dạng ERC-20 từ Ethereum sang Avalanche là thông qua Cầu nối Avalanche. Tương tự như Binance Bridge, Avalanche Bridge có thể được truy cập thông qua MetaMask. Sau khi các nội dung được kết nối, các token sẽ được gắn ký hiệu “.e”. Ví dụ: token USDC được chuyển trên cầu nối này sẽ được gọi là USDC.e.
Tất cả việc chuyển tiền qua cầu nối phải được sự chấp thuận của ba trong bốn đối tác đáng tin cậy của Quỹ Avalanche, còn được gọi là warden. Hiện có khoảng 4,8 tỷ đô la giá trị bị khóa trong các hợp đồng của cầu nối. Cầu nối Avalanche không hỗ trợ token dạng ERC-721, vì vậy không thể di chuyển NFT vào mạng này.
Các cầu nối Solana (Solana Bridge): Wormhole, Sollet và Allbridge
Solana được cho là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với sự thống trị của Ethereum hiện nay. Solana nhanh hơn và rẻ hơn Avalanche, với thời gian thông qua của block là khoảng nửa giây. Những người muốn gửi token ERC-20 đến Solana có thể sử dụng hai cầu nối chính: Sollet và Wormhole.
Các token được gửi từ Ethereum đến Solana được bao bọc và đúc theo tiêu chuẩn token SPL thông qua Wormhole và Sollet, cho phép chúng được sử dụng trên các dApp Solana. Có khoảng 265 triệu đô la giá trị bị khóa trong Wormhole, và 217 triệu đô la ở Sollet.
Cần lưu ý rằng các token được chuyển qua Solana bằng cách sử dụng Sollet hoặc Wormhole sẽ không tương thích với nhau vì token được Sollet bọc khác với các phiên bản được bọc bởi Wormhole, dù chúng đều từ cùng một token ERC-20.
Trong số 2 cầu nối Wormhole là phổ biến hơn. Không giống như Sollet, nó cũng cho phép người dùng chuyển token NFT, cho dù chúng được đúc dưới dạng token ERC-721 trên Ethereum hay token SPL trên Solana. Trong khi hai cầu nối chỉ tính phí ít hơn một cent cho mỗi một giao dịch chuyển xuyên chuỗi, phí gas Ethereum lại cao hơn đáng kể.
Ngoài Sollet và Wormhole, một giải pháp cầu nối đa chuỗi có tên là Allbridgeferebtky đã ra mắt. Sử dụng các pool thanh khoản chứa hơn 1,5 tỷ đô la giá trị bị khóa, Allbridge cho phép chuyển token sang Solana từ Ethereum và các blockchain khác như Binance Smart Chain, Avalanche, v.v.
Cầu nối AnySwap (Anyswap Bridge) của Fantom
Fantom là một ứng cử viên hàng đầu khác trong cuộc đua blockchain Lớp 1. Giống như Avalanche, nó vận hành một mạng tương thích với EVM được gọi là Opera, với tốc độ nhanh hơn và rẻ hơn so với mạng chính Ethereum.
Fantom có lẽ là blockchain duy nhất không sử dụng dịch vụ cầu nối trực tiếp độc lập 1: 1 với Ethereum. Thay vào đó, nó chủ yếu sử dụng giải pháp đa chuỗi được gọi là AnySwap để thực hiện chuyển tài sản xuyên chuỗi trên nhiều mạng lưới EVM. Cầu nối AnySwap hiện là giải pháp tối ưu để gửi token từ Ethereum đến Fantom và ngược lại.
Là một giải pháp thanh khoản đa chuỗi, AnySwap sử dụng các pool mà có các token cụ thể được triển khai trên nhiều chuỗi để làm cầu nối. Hệ thống này cho phép gửi token đến Fantom từ Ethereum, Avalanche, Polygon và Binance Smart Chain. Cầu nối Ethereum-Fantom của AnySwap hiện nắm giữ khoảng 2,1 tỷ đô la giá trị bị khóa.
Hiện tại có ba nền tảng khác để hỗ trợ chuyển các token sang Fantom từ Ethereum và các chuỗi khác: multichain.xyz, SpiritSwap và SpookySwap. Các giải pháp này sử dụng AnySwap làm chương trình phụ trợ của chúng nhưng đã trở nên phổ biến nhờ cung cấp giao diện web thân thiện với người dùng.
Các Cầu nối Polygon (Polygon Bridge)
Nhiều giải pháp cầu nối cũng đã được tạo ra để cho phép di chuyển các token ERC-20 giữa các sidechain của Ethereum như Polygon.
Polygon là mạng sidechain lớn nhất chạy song song với Ethereum. Nó đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua, được hỗ trợ bởi một số dự án DeFi gốc Ethereum mà đang mở rộng lên mạng lưới này. Nó hiện nắm giữ hơn 9 tỷ đô la tổng giá trị bị khóa.
Công nghệ để làm cầu nối tới Ethereum hiện đang phổ biến là Polygon POS Bridge. Người dùng có thể dùng cầu nối này để gửi ETH hoặc bất kỳ token ERC-20 nào khác vào Polygon và sau đó gửi chúng trở lại mạng chính (mainnet) Ethereum. Việc gửi tiền thường mất vài phút, trong khi việc rút tiền ngược trở lại mainnet sẽ mất khoảng một giờ.
Polygon cũng vận hành một cầu nối khác với Ethereum được gọi là Plasma, chủ yếu được sử dụng để rút ETH về mạng chính. Tuy nhiên, điểm hạn chế là tất cả các lần rút sẽ khiến ETH đều bị khóa trong tối đa bảy ngày trước khi chúng có thể được đổi trên mainnet.
Bên cạnh các cầu nối riêng của Polygon, Hop Network cũng cho phép kết nối ETH và các tài sản khác với Polygon. Nó sử dụng các pool thanh khoản để chuyển token qua lại giữa 2 mạng, và đã đạt được nhiều sức hút nhờ thời gian gửi và rút tiền nhanh chóng. Thông thường bạn chỉ mất không quá 10 phút để gửi tiền và rút tiền khi sử dụng cầu nối này.
Các dự án Lớp 2: Các cầu nối Rollup (Rollup Bridge)
Optimistic Rollups là các giao thức off-chain (ngoài chuỗi) được quản lý bởi một hợp đồng Ethereum on-chain (trên chuỗi), cho phép thực hiện các giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn so với trên mạng chính Ethereum. Rollups sẽ tính toán off-chain, nhưng chúng xuất bản các bằng chứng on-chain, do đó, dữ liệu có thể được khôi phục lại trên mainnet nếu có vấn đề.
Hai công cụ Optimistic Rollup hàng đầu là Optimism và Arbitrum, có tổng giá trị bị khóa là hơn 2,5 tỷ. Các mạng Lớp 2 đã trở nên phổ biến khi các dự án DeFi như Uniswap và Sushi đã công bố kế hoạch ra mắt trên các dự án này.
Để truy cập các mạng Lớp 2, người dùng phải gửi tiền vào một cầu nối được triển khai trên mạng chính Ethereum, đồng thời phải ghi cùng số tiền trên bản rollup tại cùng một địa chỉ được chỉ định. Trong khi các khoản tiền gửi đến Bản rollup lớp 2 được hoàn tất trong vòng 15 đến 20 phút, việc rút tiền có thời gian chờ khoảng bảy ngày.
Hàng nghìn người dùng đã chuyển tiền từ mạng chính Ethereum sang Arbitrum thông qua Arbitrum Bridge. Chuyển token sang Optimistic lại yêu cầu phải sử dụng một cầu nối có tên là Optimism Gateway. Các yêu cầu gửi tiền và rút tiền đối với các bản rollup Lớp 2 này có thể được thực hiện thông qua ví MetaMask.
Để thay thế cho các nền tảng cầu nối chính thức, các giải pháp thanh khoản đa chuỗi như Hop Network và Celer cũng có thể được sử dụng để gửi và rút tiền cho Arbitrum và Optimismm, với thời gian rút tiền nhanh hơn nhiều. Cả hai giải pháp cũng có thể giúp chuyển token ERC-20 qua lại giữa hai mạng Lớp 2 mà không cần di chuyển đến mạng chính.
Shuttle Bridge của Terra
Terra là một DeFi hub mới nổi được xây dựng bằng công cụ Cosmos SDK. Các dApp phổ biến của Terra bao gồm Mirror Finance và Anchor Protocol. Terra vận hành một cầu nối hai chiều với Ethereum được gọi là Shuttle.
Cầu nối được thiết kế để chuyển các tài sản dựa trên Terra sang Ethereum thông qua việc bao bọc (wrap), nhưng phần nhiều lại không thể làm ngược lại. Vì lý do này, chỉ các tài sản trong danh sách whitelist mới có thể được di chuyển qua lại giữa hai chuỗi. Để chuyển tiền từ Ethereum, trước tiên người dùng phải chuyển đổi ETH sang token dạng ERC-20 theo chuẩn của Terra, chẳng hạn như wrapped UST.
Vì Shuttle không hỗ trợ ETH, không có cách nào để người dùng kết nối tài sản trực tiếp với Terra. Tuy nhiên, người dùng có thể stake ETH trên Lido Finance và nhận về token ETH dạng đã stake (stETH), có thể kết nối được với Terra thông qua giao diện của Lido trên Anchor Protocol. stETH sẽ được wrap thành BETH, có thể được sử dụng để kiếm phần thưởng trên Anchor.
Các cầu nối khác mà đang được phát triển
Các mạng không tương thích với EVM khác như Polkadot và Cosmos đang xây dựng cầu nối, nhưng hầu hết chúng đều đang ở giai đoạn phát triển. Cosmos sẽ cung cấp dịch vụ cầu nối với Cầu nối Gravity sắp ra mắt, và có công nghệ cầu nối khác đang được phát triển bởi Evmos. Tương tự, ChainBridge có kế hoạch kết nối Ethereum với Moonbeam parachain của Polkadot.
Có nhiều giải pháp cầu nối khác đang chạy hoặc đang được phát triển. Khi nhiều mạng Lớp 1 và Lớp 2 hy vọng chiếm được thị phần của Ethereum để hệ sinh thái của họ phát triển, các cầu nối sẽ được thiết lập để biến khả năng tương tác xuyên chuỗi thành hiện thực trong những năm tới.
Nguồn: cryptobriefing