6 điều cần tránh nếu bạn muốn thành công trên thị trường tiền điện tử.

Dưới đây là những điều mà nhà đầu tư tiền điện tử cần tránh nếu muốn thành công trên lĩnh vực tiền điện tử hấp dẫn mà đầy biến động

1. Không giữ được kiên nhẫn khi đầu tư

Một trong những lý do chính khiến mọi người lẩn tránh thị trường tiền điện tử là vì tính chất biến động của chúng. Các thị trường có thể tăng hàng nghìn phần trăm trong một tháng, sau đó chững lại rồi cuốn bay hết mọi thứ vào ngày tiếp theo.

Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải là không thể giữ được sự kiên nhẫn và bình tĩnh trong những diễn biến thị trường này. Mọi người luôn do dự khi đang ở một vị trí duy nhất và luôn mong muốn thực hiện các giao dịch mới.

Một số nhà đầu tư tiền điện tử thành công nhất mà tôi từng gặp với giá trị lãi ròng 7 con số đều cho thấy tầm quan trọng của việc kiên nhẫn. Nếu nghiên cứu và phân tích của bạn cho thấy thị trường đang tăng giá và dự kiến sẽ tăng, đừng cảm thấy nản lòng sau khi giảm nhẹ và ngược lại, nếu phân tích của bạn là giảm giá, đừng hoảng sợ hoặc lo sợ nếu giá tăng.

Việc xác định thời điểm thị trường không chỉ là điều không thể, mà đó là một yếu tố rất lớn giải thích tại sao mọi người không thể kiên nhẫn. Khi danh mục đầu tư của họ không mang lại lợi nhuận ổn định, họ cảm thấy cần phải hành động. Đôi khi hành động tốt nhất lại là không hành động gì cả.

2. Sa vào con đường đánh bạc thay vì đầu tư

Lòng tham trong không gian này không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây.

Mọi người đang đổ xô mua mấy bức NFT ngẫu nhiên, tiền meme và các token vô giá trị với hy vọng trở thành triệu phú ngay lập tức chỉ sau một đêm. Mặc dù giấc mơ này có thể hấp dẫn, nhưng đó là một cái bẫy nguy hiểm mà 99% nhà giao dịch phải nhận những khoản thua lỗ đáng kể.

Cho dù bạn có kinh nghiệm trên thị trường hay không, bạn cần phải phân biệt giữa đánh bạc và đầu tư. Đầu tư đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thẩm định bằng cách sử dụng logic, trong khi đánh bạc đòi hỏi sự bộc phát cảm xúc tự phát và những suy nghĩ ảo tưởng, những điều mà thường dẫn đến sự hối tiếc.

Khi chỉ có suy đoán, và việc token không có bất cứ tiện ích hay cơ sở căn bản nào, thì chúng được coi là đánh bạc. Gần như toàn bộ thị trường tiền điện tử đã bị thổi giá do đầu cơ quá mức và lòng tham, nhưng điều này không kéo dài mãi mãi. Điều này đã diễn ra y hệt như vậy năm 2018 khi hầu hết tất cả các đồng tiền giảm mạnh 90–99% sau khi Bong bóng tiền điện tử cuối cùng cũng xẹp xuống

Hầu hết những đồng altcoin đó thậm chí không tồn tại cho đến ngày nay, và chúng ta hiện có một làn sóng các token vô giá trị mới thay thế chúng. Điều này chắc chắn sẽ khiến đến hàng nghìn người cháy túi sau khi bong bóng tiền điện tử xuất hiện trở lại.

Việc đánh bạc sẽ trông như thế này:

– Mua tiền điện tử cách bộc phát

– Đi theo mẹo hot

– Mua token thuộc dạng hấp dẫn nhất

– Cố gắng tính thời gian điểm vào của thị trường (rồi bị mua khi giá cao, hoảng sợ và bán khi nó lao dốc)

– Trì hoãn việc ra quyết định khác và cứ thế đâm đầu vào ngõ cụt

Mặt khác, việc đầu tư trông như thế này:

– Lập kế hoạch tài chính dựa trên mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn

– Xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, dựa trên kế hoạch

– Tuân thủ kế hoạch cho đến khi có gì đó thay đổi

– Đưa ra quyết định được hỗ trợ bởi kế hoạch của bạn, không phải cảm xúc của bạn

– Thực hiện một cách tiếp cận dài hạn (trong khi việc đánh bạc là về việc đạt được lợi nhuận nhanh chóng trong ngắn hạn)

Có một kế hoạch là điểm khác biệt quan trọng. Nếu bạn không có ý tưởng về thời điểm bạn muốn kết thúc thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều để đưa ra quyết định đúng đắn.

3. Tâm lý “HODL mãi mãi” (ôm bom mãi mãi)

Ý tưởng rằng một người nên “HODL (ôm một đồng tiền) mãi mãi” mà không bao giờ bán để thu lợi nhuận đã trở thành một tâm lý nguy hiểm đã được điều kiện hóa thành nền tảng của thị trường tiền điện tử, chủ yếu là bởi những người chơi lớn, người trong cuộc và các tổ chức.

Hãy tự hỏi tại sao CEO của các dự án lớn, chủ sở hữu sàn giao dịch hoặc một số nhà đầu tư tầm cỡ lại thúc giục người khác mua và “HODL” mãi mãi? Đó là một khái niệm rất đơn giản và là vì họ muốn front-run (chạy trước) những người khác.

Làm thế nào họ có thể chạy khỏi thị trường nếu những người khác cũng làm vậy? Việc hô hào HODL cung cấp cho họ khả năng ổn định giá đồng tiền và tính thanh khoản cần thiết để bán với giá cao hơn.

Charlie Lee và Bong bóng Litecoin

Nếu bạn đã tham gia thị trường trong khoảng thời gian 2017–2018, bạn có thể biết đến vụ bê bối xung quanh Charlie Lee, Giám đốc điều hành của Litecoin. Anh ta nói với hàng triệu người theo dõi và các nhà đầu tư của mình rằng hãy “tiếp tục hodl vì cuộc sống thân yêu!” khi Litecoin đạt đỉnh.

Không đầy 24 giờ sau, Lee đã thậm chí bán sạch toàn bộ danh mục đầu tư Litecoin của mình và giá đã lao -99% xuống trong vòng 12 tháng sau đó.

Toàn bộ phong trào “HODL” và “Bàn tay kim cương” này đơn giản chỉ là một mưu đồ của những người trong cuộc và những tay chơi lớn để khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhẵn túi.

HODL trong giai đoạn đầu của Thị trường tăng giá (thị trường bò)

HODL không phải lúc nào cũng là một ý tưởng tồi. Trên thực tế, nó thực sự được khuyến nghị trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá. Ví dụ: Vào tháng 3 năm 2020 khi Bitcoin giảm xuống dưới $4000, tôi đã đưa ra một số nhận xét khuyên mọi người nên HODL và chuẩn bị cho thị trường tăng giá sắp tới do đã có các nguyên tắc cơ bản khiến giá tăng.

Khi giá thấp hơn đáng kể so với ATH (đỉnh của mọi thời đại) và bạn có lý do vững chắc cho một thị trường tăng giá kéo dài, HODL không phải là một ý tưởng tồi. Thật không may, tâm lý này lại kéo dài đến gần đỉnh của bong bóng, đó là lý do khiến nhiều người bị phản đòn.

4. Nhấn follow mấy tên Moon Boy hoặc mấy tên theo chủ nghĩa tối đa

Moon Boy và những kẻ theo chủ nghĩa tối đa (Maximalist) là một số trong những kẻ lừa đảo và hay lôi kéo nhà đầu tư nhất trên thị trường. Từ việc thúc giục những người theo dõi của họ bỏ ra các khoản thế chấp gấp đôi và mua vào lúc giá tăng cao, đến việc thực hiện các Kế hoạch lừa đảo Ponzi Scheme trắng trợn. Đây chắc chắn là điều mà mọi người nên chú ý.

Cẩn thận với các kế Pump and Dump (bơm rồi xả)

Cryptonator1337 chỉ là một trong số rất nhiều Crypto Influencer (những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực tiền điện tử) đã lừa đảo những người theo dõi của mình trong vài tháng nay. Bằng cách shill (cò mồi) token cho những người theo dõi của mình, anh ta sẽ giao dịch chạy trước họ bằng cách bán những token khi giá đã quá cao để họ mua.

Đây được gọi kế pump and dump lrất phổ biến. Đó chỉ là một lý do khác khiến bạn nên cảnh giác khi nghe theo lời khuyên của người lạ trên mạng.

Trong hình trên, chúng ta thấy Cryptonator đang xả token XHV của mình khi giá gần mức đỉnh điểm, sau đó là sự sụp đổ hoàn toàn của đồng tiền này (sau khi anh ta và những người trong cuộc rút hết túi tiền của những người theo dõi anh ta). Hắn đã thực hiện điều này với hàng trăm token trong nhiều năm , nhưng hiếm bị vạch mặt vì nhiều tên cũng làm điều tương tự.

Sau khi bị vạch mặt vào tháng 6, hắn đã tạo một thread khó hiểu cáo buộc người viết bài này là scam/lừa đảo (mặc dù hoàn toàn không đưa ra bằng chứng nào). Đây là một chiến thuật khác mà những kẻ lừa đảo này thực hiện, chúng muốn vu khống và làm mất uy tín của bất kỳ ai vạch mặt chúng.

Thu hút người theo dõi với nội dung ClickBait

Khi nói đến mấy tên moon boy, thì mục tiêu duy nhất của chúng là thu hút càng nhiều người theo dõi càng tốt, sau đó shill họ đến cháy túi bằng các liên kết và thủ đoạn Ponzi Scheme.

Đây là lý do tại sao bạn sẽ thường thấy họ với các thumbnail rất hấp dẫn để quảng cáo các lời kêu gọi phi thực tế như “500.000 đô la thu nhập vào tháng tới” hoặc “100.000 đô la lợi nhuận vào cuối năm!” – tất cả đều thu hút sự chú ý.

Luôn luôn thực tế

Trong khi tôi nghĩ rằng có rất nhiều giá trị trong việc lắng nghe lập luận của cả phe bò lẫn phe gấu, các moonboy và maxismalist chỉ đơn giản là không cung cấp giá trị nào trong không gian này.

Không có gì phải bàn cãi khi cho rằng họ là người cảm tính và không thực tế. Họ không có bất kỳ kỹ năng đầu tư nào và về cơ bản chỉ là những người đang cố gắng bán cho bạn thứ gì đó, đó là lý do tại sao theo dõi họ là rất nguy hiểm.

Nhiều nhà đầu tư mới trong không gian tiền điện tử sẽ theo dõi họ và nhận được những lời khuyên tài chính khủng khiếp. Chúng tôi khuyên bạn nên làm theo những cá nhân như tác giả và chuyên gia như anh Đông của SaiGon TradeCoin, những người không cố gắng bán cho bạn một đồng shitcoin lừa đảo, mà sử dụng logic và lý luận để đưa cho người nghe lời khuyên thực sự hữu ích trong hành trình đầu tư của bạn.

5. Không tự mình nghiên cứu

Những người lười biếng, hoặc mong đợi người khác luôn làm mọi việc cho họ, thường không được thưởng gì cả. Trong hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia vào thị trường, nhiều người chỉ chăm chăm mong kiếm lợi nhuận nhanh chóng mà không tự mình thực hiện toàn bộ quá trình nghiên cứu và phân tích dự án.

Không giống như những người có ảnh hưởng đến tiền điện tử khác, tôi luôn kêu gọi mọi người đưa ra quyết định của riêng mình và không theo dõi tôi (hoặc bất kỳ ai khác) một cách mù quáng. Không ai có thể đúng 100% với các dự đoán và suy đoán, đó là lý do tại sao việc thực hiện nghiên cứu của riêng bạn là hoàn toàn bắt buộc.

Với hơn 12.000 đồng tiền trên thị trường, mỗi đồng đều tuyên bố có một số giải pháp đột phá cho một vấn đề không tồn tại và tự nghĩ ra. Nếu bạn mù quáng nghe lời họ hoặc một số người dùng YouTube, bạn có thể mua phải những đồng coin vô giá trị, và trường hợp này rất thường xảy ra.

Bạn cũng nên đọc mọi thứ với một chút IQ. Nhiều người sẽ shill tiền điện tử của chính họ một cách đáng xấu hổ. Đó là bản chất của con người. Chỉ cần cảnh giác với điều đó.

Một cách tốt để tích cực sử dụng chiến lược này:

– Xác định các dự án tiềm năng để đầu tư vào

– Đánh giá các dự án dựa trên thang điểm 5 cho mỗi danh mục

– Chỉ đầu tư vào các dự án có điểm tổng thể cao nhất

Bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể thực hiện chiến lược này vào các khoản đầu tư tiền điện tử của họ. Nó chỉ đòi hỏi thời gian và nỗ lực của bạn. Và nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong các quyết định bạn đưa ra.

6. Giao dịch dựa trên cảm xúc thay vì Logic

Một điều phổ biến mà tôi nhận thấy là mức độ mà cộng đồng tiền điện tử lại giao dịch dựa trên Cảm xúc thay vì Logic . Đây là một con đường nguy hiểm, và luôn phải tránh nếu bạn muốn thành công.

Chu kỳ thị trường là điều mà mọi người nên nghiên cứu và hiểu rõ. Dưới đây là biểu đồ phác thảo một số giai đoạn khác nhau mà chúng ta sẽ chứng kiến trong suốt bong bóng thị trường, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị để hành động hợp lý chống lại tâm lý thị trường hiện tại.

Nghiên cứu xây dựng nên sự tự tin

Nếu bạn dễ dàng thuyết phục được bản thân rằng bạn đang mua cao và bán thấp, thì rất có thể bạn đã không thực hiện bất kỳ nghiên cứu thực sự nào về tài sản mà bạn đang giao dịch. Thay vào đó, bạn quá tập trung vào việc kiếm lợi nhuận nhanh chóng, và điều này thường dẫn đến thua lỗ nhanh chóng.

Giả sử Bob có 100.000 đô la để đầu tư. Anh ấy có thể mua và bán những đồng coin vô giá trị bất cứ khi nào tâm trạng của anh ta thay đổi do biến động giá cả, hoặc Bob có thể thực hiện nghiên cứu sâu rộng về một số token mà anh ta quan tâm.

Giả sử Bob tìm thấy token mà anh ấy thực sự thích vì phân tích cơ bản và kỹ thuật cho thấy nó rất tiềm năng, anh ấy sẽ quyết định đầu tư. Bob biết anh ấy đã hoàn thành nghiên cứu và tự tin với phân tích của mình, do đó anh ấy sẽ không cảm thấy có những cảm xúc giống như những người khác.

Những người hiểu đầy đủ về những gì họ được đầu tư có nhiều khả năng chịu được các yếu tố cảm xúc mà khiến việc đầu tư trở nên khó khăn hơn nhiều.

Đọc thêm: 5 quy tắc tâm lý cho các nhà đầu tư tiền điện tử thành công

Nguồn: cryptowhale.medium.com

Bài viết mới nhất

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...

SXP là gì?

SXP là viết tắt của "Swipe". Swipe được biết là một nền tảng thanh toán phi tập trung (decentralized payment platform) được xây dựng...