Web 3.0 là gì và tại sao nó lại quan trọng

spot_img

Web 3.0 là gì? Nó có thực sự có tiềm năng thay đổi xã hội trong tương lai trong khi Web 2.0 vẫn đang phát triển mạnh?

Trước khi nói về Web 3.0 chúng ta cần phải đi ngược thời gian về quá khứ nhé!

Website ra đời từ đâu?

Năm 1989, Tim Berners-Lee, một nhà khoa học người Anh, đã phát minh ra World Wide Web (WWW) hay còn gọi là Web 1.0, khi đang làm việc tại CERN. Web 1.0 là một ứng dụng chỉ có thể đọc, trong đó một số ít các quảng cáo đã tạo ra các trang web siêu liên kết có thể được điều hướng bởi vô số người đọc. Berner-Lee cho rằng Web 1.0 là một không gian thông tin chung, nơi mà chúng ta giao tiếp bằng cách chia sẻ thông tin. Người dùng không được quyền truy cập vào giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface- API) các sản phẩm Web 1.0.

Do đó, người dùng chỉ đơn thuần là người tiêu thụ dữ liệu tính toán từ máy tính, chứ không phải là người tạo ra chúng.

Giao diện web 1.0
Giao diện trình duyệt Web 1.0

Web 2.0 – Chuyển giao thông tin

Công nghệ nào mang lại lợi ích cho hơn 3 tỷ người trong 80% số giờ làm việc của họ mỗi ngày? Câu trả lời đó là Web 2.0

Web 2.0 đã chuyển thế giới từ website 1.0 là website tĩnh được thiết kế để tiêu thụ thông tin và được phục vụ từ các máy chủ đắt tiền chuyển sang dưới dạng trải nghiệm tương tác và nội dung do người dùng tạo ra. Sự ra đời của web 2.0 góp phần vào chia sẻ thông tin trực tuyến qua các phương tiện truyền thông: mạng xã hội, blog…. Sự nổi lên của Web 2.0 chủ yếu được thúc đẩy bởi ba lớp cốt lõi của sự đổi mới: mobile, social và cloud.

Các ứng dụng trên Web 2.0

Với sự ra mắt của iPhone vào năm 2007, truy cập Internet trên điện thoại di động (mobile internet) đã mở rộng đáng kể cả cơ sở người dùng và việc sử dụng web: chúng ta đã chuyển từ quay số truy cập Internet vài giờ một ngày trên máy tính để sang chế độ “luôn được kết nối – always connected”.

Cho đến Friendster, MySpace và sau đó là Facebook ra đời vào năm 2004, Internet là vẫn là một nơi chưa nhiều người biết đến. Các mạng xã hội này đã thu hút người dùng vào hành vi tốt và tạo ra nội dung sáng tạo. Ví dụ như từ việc chia sẻ ảnh trực tuyến với các nhóm bạn cụ thể thông qua Facebook; hay việc cho những du khách không quen biết thuê với ngôi nhà của chúng ta trên AirBnB và thậm chí lên xe của người lạ bằng Uber.

Công nghệ đám mây (Cloud) phổ biến hóa việc sản xuất và bảo trì các trang và ứng dụng internet: các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã tổng hợp và tinh chỉnh phần cứng máy tính cá nhân được sản xuất hàng loạt trong nhiều trung tâm dữ liệu rộng lớn trên khắp thế giới. Các công ty có thể chuyển từ việc mua và duy trì cơ sở hạ tầng chuyên dụng và đắt tiền của riêng họ sang dạng thuê bộ nhớ, điện toán và các công cụ quản lý. 

Web 3.0 – Chuyển giao giá trị

Trong khi làn sóng Web 2.0 vẫn đang đơm hoa kết trái, chúng ta cũng đang chứng kiến ​​những chồi non đầu tiên của sự phát triển xuất hiện từ sự thay đổi mô hình trong các ứng dụng internet có tên là Web 3.0. Đó là một bước tiến nhảy vọt đối với các mạng lưới ở dạng opentrustless và permissionless

  • Open: chúng được xây dựng từ phần mềm mã nguồn mở, xây dựng bởi một cộng đồng các nhà phát triển.
  • Trustless: mạng lưới cho phép người tham gia tương tác công khai hoặc riêng tư mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy.
  • Permissionless: ở chỗ bất kỳ ai, cả người dùng và nhà cung cấp, đều có thể tham gia mà không cần cơ quan quản lý cho phép.

Web 2.0 được phát triển rộng rãi bởi sự ra đời của mạng di động, mạng xã hội và dịch vu đám mây thì Web 3.0 được xây dựng chủ yếu dựa trên ba lớp đổi mới công nghệ mới: điện toán biênmạng dữ liệu phi tập trung và trí tuệ nhân tạo .

Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu (owners) cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.  

Web 3.0 cho phép một tương lai, nơi người dùng và máy có thể tương tác với dữ liệu, giá trị và các bên đối tác khác thông qua nền tảng của mạng ngang hàng mà không cần bên thứ ba.

Quá trình phát triển của Web
Quá trình phát triển của Web

Về cơ bản, Web 3.0 sẽ mở rộng quy mô, phạm vi tương tác giữa người và máy vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng ngày nay. Những tương tác này, từ thanh toán liền mạch đến luồng thông tin phong phú hơn, đến chuyển dữ liệu đáng tin cậy, sẽ trở nên khả thi với một loạt các đối tác tiềm năng tăng lên đáng kể. Web 3.0 sẽ cho phép chúng ta tương tác với bất kỳ cá nhân hoặc máy móc nào trên thế giới mà không cần thông qua người trung gian thu phí. Sự thay đổi này sẽ tạo ra một làn sóng hoàn toàn mới về các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh rất khác so với trước đây: từ các hợp tác xã toàn cầu đến các tổ chức tự trị phi tập trung và thị trường dữ liệu tự chủ.

Đọc thêm: 5 ứng dụng dẫn đầu trong nền kinh tế Web 3

Thêm tin tức từ luồng này

Đề xuất

Sự thất vọng trong Airdrop Token SCR của Scroll: Những điều cần biết.

Tại sao việc airdrop token Layer 2 của Scroll gây khó chịu cho...

Komainu mua lại Propine: mở rộng thị trường tại Singapore.

Komainu, công ty lưu trữ tiền điện tử được hỗ trợ bởi Nomura,...

Đánh giá & mua: Nhận APR 100% và lên đến 25% hoàn tiền USDT trên Bitget 

Chia sẻ hiểu biết của bạn và nhận voucher đăng ký APR 100%!...

Đăng ký Tiết kiệm CROS và tận hưởng đến 299.9% APR với Bitget

Bitget Earn sẽ ra mắt Tiết kiệm CROS vào 18:00 21/10/2024 (Giờ VN)....

Bitget Wallet hợp tác với 1inch để nâng cao trải nghiệm giao dịch DEX đa chuỗi

1inch, nền tảng tổng hợp DEX hàng đầu, đã tích hợp Bitget Wallet...

Bitget Wallet trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai, sắp vượt qua Binance 

Bitget Wallet đạt hơn 40 triệu người dùng với mức tăng trưởng 100%...

Stripe mua lại nền tảng Stablecoin Bridge với giá 1,1 Tỷ Đô la.

Stripe, công ty thanh toán hàng đầu, vừa thông báo đã hoàn tất...

Bitcoin hướng tới mốc 70.000 đô la khi cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ đến gần.

Bitcoin đang hướng tới mức 70.000 đô la khi cuộc bầu cử tổng...

Sự gia tăng dòng tiền vào Bitcoin ETF và tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.

Theo phân tích từ Bernstein, dòng tiền vào quỹ ETF Bitcoin, thị trường...

Chính phủ cần đánh thuế hoặc cấm Bitcoin để duy trì thâm hụt ngân sách.

Chính phủ cần đánh thuế hoặc cấm Bitcoin để duy trì thâm hụt...