FOMO là một hiệu ứng tâm lý có hại, có thể gây thất thoát một cách nghiêm trọng trong quá trình đầu tư. Vậy cụ thể FOMO là gì và các phòng tránh FOMO như thế nào? Saigontradecoin sẽ giải thích chi tiết và đưa ra ra cho bạn cách phòng tránh hiệu quả nhất.
FOMO là gì?

FOMO (Fear of missing out) là một hiệu ứng tâm lý khiến bạn luôn cảm thấy sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông. Bạn thường chạy theo số đông và làm theo những gì người khác làm vì sợ bản thân bị lạc hậu, bị bỏ rơi do không bắt kịp xu hướng của thời đại.
Đây là tâm lý chung ở bất cứ thị trường nào: Chứng khoán, Forex, Crypto,…
FOMO trong việc đầu tư
Có thể bạn không biết nhưng FOMO có thể khiến bạn trắng tay, ngay cả khi bạn là thiên tài với chỉ số IQ cao vút!
Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến nỗi ông đã phải thốt lên rằng:
“Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.”
Chuyện kể rằng vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên “hot” nhất tại Anh khi đó được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.
Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.

Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.
Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh.
Kết quả, ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.
Hậu quả do FOMO gây ra
Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm trong thị trường sẽ dễ mắc phải hiệu ứng này, và hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất đó là tài sản của họ giảm dần sau mỗi lần bị FOMO.
Nhưng, hậu quả lớn hơn đó là khiến họ không còn tin vào nhận định, quyết định của bản thân, vì trước đó đã bị thua lỗ rất nhiều do FOMO. Và một khi một nhà đầu tư không còn tin nhận định của mình nữa thì khả năng cao tài sản sẽ về 0.
Những yếu tố gây ra hội chứng FOMO là gì?
Để hiểu về nguyên nhân có thể gây ra tâm lý FOMO đối với nhà đầu tư trên thị trường, bạn cần nắm được những yếu tố dưới đây từ đó có sự cẩn trọng hơn khi giao dịch.
Biến động của thị trường
Tác nhân khiến tâm lý sợ bỏ lỡ và hối tiếc của bạn bị đánh thức chính là biến động của thị trường. Dưới sự biến động của thị trường khiến giá cổ phiếu tăng mạnh và gây ra cảm giác hối hận đối với những người đã không tham gia.

Những tin đồn và tin tức về thị trường
Khi trên thị trường xuất hiện những tin đồn hay tin tức khác, bạn cần xem xét cũng như cân nhắc thật kỹ lưỡng tính chính xác của những thông tin đó trước khi có quyết định giao dịch. Đôi khi đó có thể là chiêu trò của những tay chơi chuyên nghiệp sử dụng với mục đích thao túng tâm lý của những nhà đầu tư mới nhằm đem lại lợi ích cho họ.
Các sự kiện thắng thua liên tiếp nhau
Yếu tố gây ra hội chứng FOMO tiếp theo đó là những sự kiện thắng thua liên tiếp xảy ra.
Khi nhà đầu tư có những chiến thắng liên tiếp trên thị trường, họ sẽ có xu hướng phấn khích và liên tục đầu tư thêm với những cơ hội tiềm năng mới mà không cẩn thận phân tích xem khả năng thắng thua như thế nào. Ngược lại, khi nhà đầu tư thua lỗ liên tiếp, họ sẽ có xu hướng muốn gỡ gạc đồng thời sàng lọc để lựa chọn cơ hội có tiềm năng thắng lớn trên thị trường.
Ở cả 2 trường hợp, nhà đầu tư đều bị cảm xúc điều khiển việc quyết định đầu tư. Và điều đó chính là cái bẫy tâm lý FOMO giăng sẵn chờ nhà đầu tư lao vào.
Nguyên nhân nhà đầu tư dễ mắc bẫy FOMO
Để có thể tránh mắc bẫy FOMO, chúng ta cần hiểu được có những nguyên nhân nào dẫn đến tâm lý này khi tiến hành đầu tư và giao dịch. Có thể nhận định hầu hết các nguyên nhân đều xuất phát từ những yếu tố chủ quan từ phía các nhà đầu tư.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Nguyên nhân thiếu hiểu biết về thị trường thường chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Họ chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu kiến thức về thị trường, họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ ra quyết định theo cảm tính.

Các nguồn tin thị trường độc hại
Việc la cà, tham gia bừa bãi các hội nhóm tin tức, cộng đồng hoặc diễn đàn tự phát là hiện tượng thường gặp của nhà đầu tư mới. Tại những nơi này, họ tiếp cận với các nguồn tin không chính thống, tin tức cũ hoặc tin lừa đảo. Cộng với hiệu ứng đám đông tạo ra từ những thành viên cùng tham gia. Tất cả rất dễ đẩy nhà đầu tư vào hội chứng FOMO, hành động theo những tin tức không chính xác hoặc theo đám đông.
Nguy hiểm hơn, nhà đầu tư sẽ bị Rug Pull lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: Rug Pull là gì? Cách phòng tránh Rug Pull hiệu quả
Sợ mất cơ hội
Nguyên nhân dẫn đến FOMO còn do nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội thu được lợi nhuận lớn. Sự ám ảnh về lợi nhuận cao khiến nhà đầu tư có thể đi chệch hướng so với chiến lược đầu tư ban đầu. Điển hình như trường hợp nhà đầu tư tiếp tục hold và không có ý định bán ra khi đã đạt được mức lãi kỳ vọng. Kết quả là họ sẽ không trở tay kịp khi giá tuột dốc đột ngột và mất cả gốc lẫn lời chỉ trong vài giây.
Tâm lý chạy theo số đông, không có chiến lược rõ ràng
Tâm lý chạy theo số đông xuất hiện chủ yếu ở những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Nó khiến họ thường đưa ra các quyết định dựa theo những nhà đầu tư khác mà không có cho mình một chiến lược rõ ràng.
Nhà đầu tư quyết định mua hay bán hoàn toàn chỉ dựa trên diễn biến thị trường. Nếu giá tăng một chút thì họ sẽ mua vào một chút. Nếu giá tăng mạnh thì họ mua nhiều hơn. Họ sợ hãi, bắt đầu bán khi giá giảm và bán tháo khi thấy giá giảm mạnh.
Quá tham vọng
Tâm lý quá tham vọng, quá kỳ vọng vào lợi nhuận thu được khiến các nhà đầu tư không biết điểm dừng đúng lúc. Tuy nhiên, hi vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Quá tham vọng khiến nhiều nhà đầu tư bị tâm lý chi phối.
Kinh nghiệm tránh “sa bẫy” FOMO
Fear of missing out gây ra nhiều tác động xấu tới cả sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần của nhà đầu tư. Bạn hoàn toàn có thể vượt qua hiệu ứng tâm lý này nếu có được sự hiểu biết nhất định. Sau đây, Saigontradecoin sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm tránh sa bẫy tâm lý trong đầu tư.
Nghiên cứu kỹ thị trường
Sự thiếu hiểu biết về thị trường là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn bị FOMO điều khiển. Một khi đã nắm trong tay các kiến thức về thị trường, về Crypto, hiểu rõ về dự án, … là bạn gần như đã có đủ các dữ liệu để xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư hợp lý, tránh chạy theo số đông.

Tiếp nhận thông tin có chọn lọc
Nhà đầu tư không thể nào không tham gia vào các hội nhóm trên Facebook, Zalo, Telegram. Chính điều đó khiến bạn tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó, hãy tiếp nhận thông tin có chọn lọc và lọc được cái nào là tin tức và cái nào là tin giả.
Nếu bạn đầu tư coin, hãy cố gắng follow Twitter của những Founder dự án, vì họ sẽ đưa ra những thông tin chính xác nhất về đồng tiền đó.
Học cách làm chủ cảm xúc
“Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Mỗi một quyết định cần có sự kết hợp giữa cả con tim và lý trí. Hãy biết cách giữ một cái đầu lạnh, đừng để cảm xúc bị tác động bởi những người khác.
Đứng trước mỗi một quyết định đầu tư, bạn hãy dành thời gian để xem xét và phân tích thị trường cũng như dự án. Đừng để cảm xúc lên ngôi và bị điều khiển bởi tâm lý FOMO.
Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng
Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:
Đầu tư giá trị: Chọn dự án có doanh thu, lợi nhuận đều đặn, tiềm năng lớn. Mua khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
Đầu tư tăng trưởng: chọn dự án có tăng trưởng và lợi nhuận đều và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Mua khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.
Kịp thời cắt lỗ
Khi đầu tư, bạn cần tự thiết lập cho mình quy tắc cắt lỗ. Khi thấy giá giảm, thị trường có dấu hiệu xấu đi, bạn nên tự tin vào chiến lược và sự hiểu biết về thị trường của mình để cắt lỗ đúng lúc, tránh thua lỗ nặng. Có rất nhiều cơ hội mở ra phía trước, kịp thời cắt lỗ sớm giúp bạn bảo toàn phần nào số vốn và đầu tư trong tương lai.
Luôn luôn quản lý vốn
Luôn luôn quản lý vốn thậm chí là tuần, tháng, năm sẽ khiến bạn hiểu rõ bản thân mình hơn. Cơ hội đến nhưng vượt quá khả năng vốn của bạn thì tuyệt đối không tham gia. Việc vay mượn tiền để đầu tư là đấu hiện bạn đang bị hội chứng FOMO điều khiển.
FOMO không xấu như bạn nghĩ
Tuy nhiên, nếu như bạn biết dùng lý trí để quan sát và nhận định thì bạn có thể tận dụng FOMO để kiếm lợi nhuận cho bản thân.
Nếu như bạn nhận định các tin tức trên thị trường đang có sẽ khiến đồng Coin này tăng giá. Hãy lướt sóng và nhanh chóng thoát khỏi thị trường trước khi giá đạt đỉnh.
Đương nhiên, để áp dụng được cách này đòi hỏi bạn phải chịu khó quan sát một đồng Crypto đó trong một thời gian dài. Thậm chí là bỏ qua cơ hội một vài lần trước khi quá hiểu về cách thị trường vận động.
Saigontradecoin mong là sau bài viết này, bạn sẽ hiểu được bản chất của FOMO là gì. Từ đó đưa ra được những lựa chọn khôn ngoan của bản thân tránh bị FOMO ảnh hưởng tấm lý.