Staking là gì?
Nó giúp tôi có thu nhập thụ động nhờ vào tiền điện tử của tôi không?
Nó có rủi ro không?
Hãy nói về cơ chế staking và cách nó được thực hiện trên Ethereum. Nhưng trước tiên hãy dành một chút thời gian để hiểu vấn đề mà cơ chế staking cố gắng giải quyết. Bitcoin và các loại tiền điện tử phi tập trung khác hứa hẹn giúp bạn có thể gửi tiền kỹ thuật số mà không cần phải thông qua bất kỳ cơ quan trung ương nào. Ban đầu, giải pháp để quản lý một blockchain – được biết đến dưới thuật ngữ sổ cái số dư mà không bị kiểm soát bởi bất kỳ thực thể nào – được thực hiện thông qua cơ chế đào (mining).
Cơ chế đào là một cuộc thi mà các máy tính mạnh mẽ cố gắng đoán lời giải cho một câu hỏi toán học. Bất kỳ ai tìm ra giải pháp đầu tiên sẽ có quyền ghi trang tiếp theo của các giao dịch, còn được gọi là một khối (block), vào sổ cái. Với tính năng khai thác, máy tính bạn sử dụng càng mạnh thì càng có thể đoán được nhiều lời giải hơn trong một giây, làm tăng cơ hội chiến thắng trong cuộc thi này.
Nhờ các quy luật toán học và xác suất, rất khó có khả năng bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào có thể độc quyền trong việc cập nhật sổ cái, và đó là cách duy trì sự phân quyền. Thuật ngữ kỹ thuật của cơ chế đào này là “proof-of-work” (bằng chứng công việc)– ý chỉ rằng các thợ đào đã chứng minh rằng họ, không có cách nào khác, đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc xử dụng sức mạnh tính toán để liên tục làm việc nhằm tìm ra giải pháp phù hợp. Proof-of-work còn được gọi là cơ chế đồng thuận vì thiết kế của nó là để tạo ra một thỏa thuận về người có thể cập nhật sổ cái giữa một nhóm người không thực sự biết nhau hoặc không có bất kỳ cơ sở nào khác để làm việc cùng nhau.
Mặc dù cơ chế đồng thuận proof-of-work có thể là một giải pháp đáng tin cậy và an toàn để quản lý sổ cái phi tập trung, nhưng nó cũng rất tốn tài nguyên. Việc chạy tất cả các siêu máy tính này chỉ vì mục đích đoán một con số sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng, và còn rất nhiều nhược điểm khác nữa. Vì vậy, các cơ chế đồng thuận thay thế khác đã được đề xuất trong suốt nhiều năm qua. Một cách thay thế rất phổ biến là “proof-of-stake (bằng chứng cổ phần)”.
Proof of stake có nghĩa là thay vì tiêu thụ điện để chạy máy tính và cố gắng giành chiến thắng trong một cuộc thi, mọi người sẽ đặt cược (staking) số tiền thực tế của họ. Nhưng làm thế nào để tất cả điều này hoạt động? Về cơ bản, bạn khóa một số tiền nhất định trên một máy tính hàng ngày được kết nối mạng. Máy tính của bạn được gọi là một node – theo thuật ngữ kỹ thuật – và số tiền bị khóa là tiền staking của bạn. Khi tiền staking của bạn đã có, bạn tham gia vào cuộc thi để chọn ra node sẽ được tạo block tiếp theo. Như vậy chỉ bằng cách staking thì bạn đã tạo ra được các block mà không cần bận tâm cơ chế này như thế nào. Sẽ có một số yếu tố để chọn ra người chiến thắng trong cuộc thi này như số tiền đang được staking, số tiền đó đã được staking trong bao lâu và sự ngẫu nhiên để không có thực thể nào được độc quyền trong việc tạo block. Nói chung, bất kỳ ai chiến thắng cuộc thi sẽ được tạo ra block giao dịch tiếp theo và được thưởng bằng tiền – một số tiền thu nhập thụ động – cho sự đóng góp của người đó cho mạng lưới.
Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều dự án cũng đang sử dụng cơ chế proof-of-stake như Tezos, Cosmos và Cardano, và dự án có các quy tắc khác nhau về cách tính toán và phân phối phần thưởng.
Chúng ta sẽ chủ yếu tập trung vào cách hoạt động của mô hình proof-of-stake của Ethereum. Tới tận năm 2020 blockchain Ethereum vẫn hoàn toàn dựa trên cơ chế proof-of-work; nhưng vào tháng 12 năm 2020, một blockchain mới có tên là “Beacon chain” đã được thiết lập để sử dụng proof-of-stake; nó còn được gọi là Ethereum 2.0 và nó chạy song song cùng với blockchain Ethereum ban đầu, Ethereum 1.0.
Để tham gia với tư cách là validator (người xác thực – những người tham dự cuộc thi nói trên) cho Ethereum 2.0, bạn sẽ cần khóa 32 Ether làm tài sản thế chấp cho việc staking, từ đó bạn sẽ kiếm được phần thưởng từ chúng. Không có cách nào để khóa nhiều hơn 32 Ether trên một node, vì vậy nếu bạn muốn tăng phần thưởng của mình, bạn chỉ cần thiết lập nhiều node hơn. Trong một vài năm tới, Ethereum 2.0 sẽ được triển khai đầy đủ và sẽ hợp nhất với Ethereum 1.0. Sự kiện này được gọi là “docking”, sẽ xảy ra vào khoảng năm 2022, sau đó Ethereum sẽ hoàn toàn trở thành mạng lưới proof-of-stake. Chỉ sau khi việc docking hoàn thành, bạn mới có thể rút Ether đã đặt cọc và phần thưởng của mình, điều đó có nghĩa là việc staking chủ yếu có lợi cho những người nắm giữ Ethereum lâu dài.
Bây giờ bạn có thể hỏi có bao nhiêu Ether được dùng làm phần thưởng? Trong Ethereum 2.0, mỗi validator tham gia vào việc tạo một block sẽ nhận được một lượng phần trăm số Ether trong tổng số mới được đúc (mint) làm phần thưởng. Mạng càng có nhiều validator, tỷ lệ phần thưởng sẽ càng nhỏ. Ví dụ: nếu 1 triệu ETH được staking, phần thưởng hàng năm tối đa cho mỗi người đã staking có thể đạt 18,10%, tuy nhiên, nếu 3 triệu Ethers được staking, tỷ lệ phần thưởng hàng năm đó sẽ giảm xuống còn 10,45%. Bạn có thể coi tổng số Ether dùng để thưởng như là một chiếc bánh có kích thước cố định, và càng nhiều người tham gia để nhận thưởng thì lát bánh phần thưởng trên đầu người sẽ càng nhỏ đi.
Để đơn giản hóa, có những trình tính toán lượng staking chuyên dụng mà bạn có thể sử dụng để thử và ước tính lượng Ether bạn sẽ kiếm được khi đặt cược một lượng ETH nhất định theo bất kỳ cách nào. Vậy tôi phải đăng ký ở đâu? Chà, việc đăng ký không dễ dàng, vì có một số hạn chế nhất định mà bạn nên biết. Mỗi ngày, chỉ có 900 validator mới được phép tham gia vào, vì vậy bạn có thể tưởng tượng rằng có một danh sách chờ đợi khá dài. Ngoài ra, việc thiết lập trình xác thực của riêng bạn yêu cầu kiến thức kỹ thuật, máy tính chuyên dụng và 32 Ether – tất cả đều là rào cản có thể khiến nhiều người không thể tham gia. Để làm cho vấn đề phức tạp hơn nữa, nếu bạn không thiết lập trình xác thực của mình một cách chính xác hoặc nếu nó bị ngoại tuyến hoặc có hại cho mạng theo bất kỳ cách nào, bạn có thể phải chịu hình phạt. Những hình phạt này thậm chí có thể bao gồm cả việc bị ‘slash’ – một thuật ngữ đề cập đến việc phá hủy các phần đã staking của bạn và thậm chí là bị loại bỏ khỏi mạng.
Tất cả những rủi ro mà tôi vừa đề cập là lý do tại sao một vài giải pháp về staking bổ sung đã được tạo ra. Những lựa chọn thay thế này cho phép người dùng bình thường có thể staking ETH và kiếm phần thưởng staking – mà không cần nỗ lực hoặc rủi ro đáng kể để khởi chạy node của riêng bạn.
Cách dễ nhất để staking đối với một người không am hiểu về công nghệ sẽ là sử dụng các dịch vụ đặt cược do các sàn giao dịch cung cấp. Một số sàn giao dịch cho phép bạn staking số tiền của mình thông qua trình xác thực của họ – ngay cả khi bạn chỉ có một số tiền nhỏ – với một khoản phí. Điều này giúp loại bỏ sự phức tạp trong việc chạy trình xác thực của riêng bạn nhưng yêu cầu bạn phải giao kiểm soát tiền của bạn cho sàn giao dịch. Một số sàn giao dịch cũng sẽ cho phép bạn lấy được phần thưởng staking của mình ngay lập tức và không phải đợi cho đến khi Ethereum 2.0 hoàn thành giai đoạn docking.
Một lựa chọn khác là tham gia các staking pool (Nhóm staking). Cũng giống như các nhóm đào, staking pool là các nhóm người hoạt động kết hợp với nhau để có cơ hội tốt hơn trong việc tạo ra khối tiếp theo. Các staking pool cũng cho phép bạn gửi ít hơn số tiền đặt cược tối thiểu vì tất cả các khoản tiền được gộp lại với nhau. Nếu bạn quyết định tham gia một staking pool, điều quan trọng là phải nghiên cứu các khía cạnh nhất định của nhóm; chẳng hạn như độ tin cậy của các validator, phí nhóm, cơ chế hỗ trợ người tham gia, quy mô của nhóm, đánh giá của người dùng và liệu bạn có được yêu cầu đưa private key (khóa riêng) của mình cho nhóm hay không.
Cuối cùng, có các validator sẽ hoạt động kiểu dịch vụ. Đây là những công ty sẽ cho phép bạn chạy trình xác thực của riêng mình trên máy tính của họ mà không cần phải thiết lập hoặc duy trì nó. Vì đây là trình xác thực cá nhân của riêng bạn, nên bạn vẫn phải gửi 32 ETH và trả một khoản phí nhất định cho dịch vụ này. Điều tuyệt vời về tùy chọn này là nó tương đối dễ thiết lập và bạn không cần phải trao quyền kiểm soát tiền của mình cho một công ty khác.
Nguồn: https://medium.com/coinmonks/proof-of-stake-staking-and-passive-income-in-the-crypto-world-a9e453ce19ee
Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:
- Like fanpage Facebook của Saigontradecoin
- Telegram thảo luận của Saigontradecoin
- Telegram Chanel của Saigontradecoin
- Group Facebook thảo luận tin tức của saigotradecoin
- Đăng ký kênh Youtube của Saigontradecoin
- Theo dõi Tradingview của Saigontradecoin