Kinh nghiệm copy trade (Sao chép giao dịch) trên eToro (Phần 2) – Cách đọc thông số của một leader

Bài này của tác giả Hoài Phương đăng trên cộng đồng Etoro VietNam, Saigontradecoin đã xin phép đăng lại cho anh chị em tham khảo.

Bài tham khảo có liên quan :

Kinh nghiệm copy trade (Sao chép giao dịch) trên eToro

Các bạn chưa có tài khoản Etoro có thể đăng ký tại đây :

http://partners.etoro.com/A76264_TClick.aspx

Tiếp bài chia sẻ về việc copy trade ở lần trước, mình tiếp tục chia sẻ với các anh chị về thông số của một leader. Điều này là rất quan trọng sau bước anh chị lựa chọn leader chơi theo chủ yếu ở thị trường chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử. Bài viết được lấy thông tin từ chính eToro nên văn phong có hơi mô phạm chút, anh chị hãy mở giao diện của leader để đối chiếu luôn nhé

Kinh nghiệm copy trade (Sao chép giao dịch) trên eToro (Phần1) Tham khảo tại đây.

Trang thống kê người dùng trên eToro (Stats)

có thể là trang quan trọng nhất mà cần xem trước khi đưa ra một quyết định sao chép.

Vì phần này là dài nhất và quan trọng nhất nên viết trước. Bài sau sẽ nói về mục Feed, Portfolio, Chart

Trang thống kê mới này chỉ chứa những thông tin quan trọng và liên quan nhất, để anh chị có được bức tranh toàn cảnh về hiệu quả và phong cách giao dịch của mỗi nhà đầu tư.

Trang số liệu thống kê mới bao gồm 5 thẻ:

  • Performance (Hiệu quả)
  • Current Risk Score (Rủi ro)
  • Copiers (Người Sao chép)
  • Trading (Giao dịch)
  • Additional Stats (Thông tin bổ sung)

1. Performance (Hiệu quả)

EToro đã thay đổi hoàn toàn lối tiếp cận ở đây, coi mỗi người dùng và giao dịch sao chép tiềm năng là một quỹ đầu tư. Tuân thủ tiêu chuẩn ngành và hiển thị lợi nhuận hàng tháng và hàng năm. Có thể thấy lợi nhuận hàng tháng trong một bảng dễ nhìn cũng như trong biểu đồ dạng thanh đi kèm.

Không còn sử dụng công thức Dietz được sửa đổi, vốn gây khó hiểu cho những người dùng vì sự phức tạp của nó. Thay vào đó, eToro đã quyết định sử dụng công thức đơn giản như hình đính kèmỞ đó:

  • E1 – là giá trị tài sản vào cuối tháng
  • W – là tổng số tiền rút ra trong tháng
  • E0 – là giá trị tài sản vào đầu tháng
  • D – là tổng số tiền nộp vào trong tháng

Ví dụ: Hãy tưởng tượng rằng trong tháng 1 bạn có giá trị tài sản bắt đầu là $1200, bạn mất $300 qua giao dịch, nộp thêm $800. Vào cuối tháng đó, bạn nhận được $1100 thông qua giao dịch, vậy nên vào tuần cuối cùng của tháng 1 bạn có $2800 trong giá trị tài sản. Bạn quyết định rút ra $500 để mua một thứ gì đó tự thưởng cho mình, do đó giá trị tài sản của bạn vào cuối tháng 1 là $2300. Vậy lợi nhuận tháng 1 của bạn là bao nhiêu?

E1 – $2300 là giá trị tài sản vào cuối tháng

W – $500 là tổng số tiền rút ra trong tháng

E0 – $1200 là giá trị tài sản vào đầu tháng

D – $800 là tổng số tiền nộp vào trong tháng

Do đó, lợi nhuận tháng 1 là: 40%.

Để giải thích: công thức này chỉ thể hiện thay đổi thực về giá trị tài sản trong một tháng cụ thể

=> Các leader không thể vì thua lỗ mà bơm thêm tiền vào để làm đẹp con số của tháng đấy

2 .Current Risk Score (Rủi ro)

Như người xưa đã nói, không có rủi ro thì sẽ không có phần thưởng, đặc biệt là trong thị trường tài chính.

Lợi nhuận được hiển thị trong thẻ kết quả không thể đạt được nếu không có rủi ro, anh chị cần biết và hiểu các rủi ro mà nhà đầu tư có thể phải chấp nhận trong tương lai.

Điểm Rủi ro – dựa trên các tính toán đánh giá rủi ro tiêu chuẩn của ngành (VAR), điểm rủi ro hiển thị rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận trên thang từ 1 đến 10, ở đó 1 là rủi ro rất thấp và 10 là rủi ro rất lớn (nghĩa là – nguy cơ mất trắng tài khoản nếu không có các biện pháp hạn chế).

Thẻ rủi ro hiển thị các yếu tố sau:

  • Điểm rủi ro hiện tại: là giá trị điểm rủi ro trung bình của người dùng trong 7 ngày gần nhất. Chúng ta sử dụng giá trị trung bình ở đây bởi các nhà giao dịch rủi ro có thể đóng tất cả các vị thế của họ để cố gắng giảm điểm rủi ro của mình, tuy nhiên chính giá trị trung bình mới kể câu chuyện thật.
  • Điểm Rủi ro Trung bình hàng Tháng: biểu đồ dạng thanh này hiển thị điểm rủi ro trung bình trong 12 tháng qua. So với bảng hiệu quả ở trên, biểu đồ này cho anh chị biết rủi ro thực tế cũng như một bức tranh về phần thưởng. Nó cũng hiển thị lịch sử của nhà đầu tư để có thể tìm hiểu về khuynh hướng mạo hiểm của họ.
  • Mức Sụt giảm Tối đa (Maxdrawdown): mức sụt giảm tối đa là mức thua lỗ lớn nhất mà giá trị tài sản phải gánh chịu trong khoảng thời gian được chọn (theo ngày, theo tuần, toàn bộ thời gian).

3. Copiers (Người Sao chép)

Thẻ người sao chép hiển thị chính xác thông tin này – số người sao chép hiện đang sao chép nhà đầu tư này, cũng như biểu đồ người sao chép thể hiện số lượng người sao chép trong 12 tháng qua và xu hướng người sao chép trong 7 ngày gần nhất, ở đó có thể thấy thay đổi về số lượng người sao chép tuyệt đối cũng như dưới dạng phần trăm.

Một yếu tố mới bổ sung vào thẻ này là AUM Sao chép, một số liệu thể hiện lượng tiền đang được phân bổ để sao chép nhà đầu tư này. Đây thực chất là tổng số tiền mà những người sao chép đã đầu tư vào nhà giao dịch này, được hiển thị theo các khoảng: dưới $50K, $50K-$100K, $100K-$300K và hơn $300K.

4. Trading (Giao dịch)

Thẻ giao dịch hiển thị thông tin quan trọng về lịch sử giao dịch và phong cách đầu tư của người dùng này.

Phần trên của thẻ thể hiện tổng số giao dịch và lợi nhuận (cùng với lợi nhuận và thua lỗ trung bình) cũng như phân bổ danh mục đầu tư, được hiển thị dưới dạng thanh màu.

Phần dưới của thẻ thể hiện 3 công cụ đầu tư hàng đầu của nhà đầu tư này xét về số vị thế. Nói một cách khác – nhà đầu tư này thích giao dịch gì? Đối với mỗi công cụ trong 3 công cụ được giao dịch nhiều nhất (thị trường hay con người), anh chị có thể thấy số vị thế, lợi nhuận và lời lỗ trung bình.

5. Additional Stats (Thông tin bổ sung):

Đây là các số liệu quan trọng khác mà anh chị nên cân nhắc đến khi sao chép một người dùng

  • Active Since (Thời gian hoạt động từ): Đây là ngày mà nhà đầu tư này bắt đầu giao dịch với eToro. Thông tin này là quan trọng để biết liệu bạn là một nhà giao dịch mới vào nghề 2 tuần trước, hay một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đã giao dịch trên mạng lưới eToro hơn một năm.
  • Trades per week (Số Giao dịch trong một Tuần): Trung bình nhà giao dịch này mở bao nhiêu giao dịch mỗi tuần. Đây là một chỉ báo về mức độ hoạt động của họ. Một nhà giao dịch có trung bình 50 giao dịch mỗi tuần là rất năng động, còn một nhà giao dịch với ít hơn 3 giao dịch lại có khuynh hướng đầu tư dài hạn hơn.
  • AVG.Holding Time (Thời gian Nắm giữ Trung bình): Số liệu thống kê này cho thấy phong cách giao dịch của người dùng anh chị đang xem. Liệu họ là một nhà giao dịch trong ngày, chỉ mở các giao dịch trong một vài phút, hay một nhà đầu tư dài hạn duy trì các vị thế của mình trong nhiều tháng trời?
  • Profitable Week (Số Tuần có Lợi nhuận): Hiển thị phần trăm số tuần, kể từ khi người dùng này bắt đầu giao dịch với eToro, mà họ có lợi nhuận. Tỷ lệ Số Tuần có Lợi nhuận cao cho thấy mức độ ổn định theo thời gian.


Kết luận: Theo ý kiến cá nhân, ở mục này quan trọng nhất là lợi nhuận và mức sụt giảm tối đa. Và ta xem xét nó dựa trên kết quả của 1 năm, nhìn nó trên các năm đã được thống kê. Tức là một leader được coi là giỏi nếu lợi nhuận năm gấp đôi mức sụt giảm tối đa năm

Saigontradecoin/

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...