Mô hình giá hay gặp ” Nêm ” Wedge

Đăng ký giao dịch tiền điện tử trên các sàn uy tín tại:

Sàn giao dịch Magin :

Sàn giao dịch ra Việt Nam đồng :

Mô hình Nêm là tín hiệu một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho tín hiệu rằng những người giao dịch vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định xem sẽ đẩy giá đi đâu Mô hình Nêm có thể xem là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều

Nêm tăng – Rising Wedge

Mô hình nêm tăng được tạo ra khi giá đi chếch lênh và nằm giữa một đường hỗ trợ và kháng cự chếch lên Đường hỗ trợ bên dưới sẽ dốc hơn so với đường kháng cự bên trên. Điều này cho thấy rằng những đáy cao hơn được hình thành nhanh hơn các đỉnh cao hơn. Giá sẽ tạo thành mô hình cái nêm. Với việc giá đang cô đọng lại, chúng ta biết rằng sự bùng nổ đang đến, vì vậy có thể dự đoán một sự phá vỡ ở vùng đỉnh hoặc đáy Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, đó thường là dấu hiệu đảo chiều giảm cho giá Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó cho tín hiệu về khả năng giảm điểm tiếp Điều quan trọng là khi bạn phát hiện ra nó, bạn hãy sẵn sàng vào lệnh

Trong ví dụ đầu tiên, một mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới

Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ? Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu Mục tiêu mà nêm tăng hướng tới bằng khoảng cách độ cao của nêm Hãy xem 1 ví dụ khác về mô hình nêm tăng. Trong ví dụ này, nêm tăng đóng vai trò mô hình giảm điểm tiếp tục

Như bạn đã thấy, giá đang trong một xu hướng xuống trước khi cô đọng lại và tăng nhẹ trở lên bằng cách tạo cách đáy cao hơn và đỉnh cao hơn

Trong trường hợp này, giá phá vỡ cạnh dưới và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao nó được gọi là dấu hiệu tiếp tục. Bạn có thể thấy giá giảm một khoảng bằng chiều cao của nêm Như vậy, nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường sẽ dẫn đến sự đảo chiều sang giảm, trong khi một nêm tăng được hình thành trong xu hướng giảm sẽ là dấu hiệu của khả năng giảm điểm tiếp Đơn giản hơn, nêm tăng – rising wedge – thường dẫn đến việc giảm điểm, vì vậy, nó được xem là mô hình giảm điểm – bearish chart pattern

Nêm giảm – Falling Wedge

Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn Nếu là mô hình đảo chiều, nó được hình thành tại đáy của một xu hướng giảm, thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đang đến Nếu là một mô hình tiếp diễn, nó sẽ hình thành trong một xu hướng tăng, cho thấy rằng lực tăng sẽ quay trở lại. Không giống như mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm là một mô hình tăng điểm – bullish chart pattern

Trong ví dụ trên, mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn Hãy lưu ý rằng đường nối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy

Sau khi phá lên mô hình nên, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉ bằng độ cao của nêm Hãy xem ví dụ khác khi mà nêm giảm đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Khi nêm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu rằng xu hướng này sẽ sớm tiếp tục

Trong trường hợp này, giá cô đọng lại một chút sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để thở và tuyển thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng.

Mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm

Trên đây là hai loại nêm tăng và nêm giảm hy vong giúp ích ít nhiều cho anh em trader. Trong bài sau chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình giá chữ nhật. các bạn đón đọc và nếu thấy bổ ích thì chia sẻ để nhiều người được tiếp cận.

Saigontradecoin/ ActiveTrading

Các bài cùng chủ đề nên tham khảo :

Mô hình giá hay gặp ” Nêm ” Wedge

Mô hình giá thường gặp – Mô hình chữ nhật ( Rectangle )

Mô hình giá hay gặp – Mô hình cờ đuôi nheo (Pennants).

Để ủng hộ chúng tôi có những bài viết chất lượng hãy ủng hộ cho nhóm chúng tôi tại:

  • Ví BTC : 1opZfujtpEBz3qBMYCm2R7DjWF52vWAy1
  • Ví ETH : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614
  • Ví USDT ( ERC20) : 0x4564778dee9ced36a64dfa37b24c1ddd34ce5614

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Berachain là gì?

Berachain là một blockchain tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine) - EVM-compatible  có hiệu suất cao và được xây dựng trên cơ sở...

GTA là gì và cách nó hoạt động?

GTA đã thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động vào lĩnh vực tiền điện tử và trò chơi điện tử. Cộng đồng tiền...