Staking là gì? hướng dẫn staking kiếm thu nhập thụ động

Đăng ký giao dịch tiền điện tử trên các sàn uy tín tại:

Staking là gì? Tìm hiểu cơ chế Staking

Staking theo tiếng Anh có nghĩa là đặt cọc. Và đây là một phương pháp giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ tiền điện tử. Người dùng buộc phải nắm giữ một lượng coin “sử dụng thuật toán Proof of Stake” trong một khoảng thời gian quy định của đồng coin đó để số coin của bạn có thể gia tăng theo thời gian bằng Staking.

Một ví dụ cho dễ hiểu là nếu người dùng nắm giữ 5% tổng số của đồng coin A thì sẽ được quyền khai thác 5% các giao dịch của đồng coin A.

Về mức lãi suất, mỗi đồng coin sẽ có một mức lãi suất và thời hạn trả coin khác nhau. Chẳng hạn như Buzz là 1200%/năm, EMB 7200%/năm, ADA là 12%/năm và KCS là 20%/năm.

Cơ chế hoạt động của staking ?

Để hiểu được cơ chế hoạt động của Staking, trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu về Proof of Stake nhé!

Proof of Stake hay còn được viết tắt là POS. Đây là một thuật toán đồng thuận phân tán (Distributed Consensus) trong Blockchain của đồng coin đó. Thuật toán này dùng để xác thực các giao dịch cũng như đồng bộ cuốn sổ cái đến toàn mạng lưới.

Mỗi một Masternode giúp duy trì mạng lưới Blockchain của Proof of Stake phải chứng minh được quyền nắm giữ một lượng đủ lớn loại tiền điện tử đó. Tùy theo lượng coin nắm giữ mà Masternode đó sẽ nhận được lãi bằng coin và những đặc quyền riêng biệt.

Hay, nói một cách đơn giản thì nó gần giống với việc bạn gửi một khoản tiền cố định vào ngân hàng để gửi tiết kiệm. Ngân hàng sẽ trả cho bạn một mức lãi suất cố định vào cuối thời hạn quy định hợp đồng.

Như mình đã nói về định nghĩa của Staking ở mục đầu tiên, Staking là một hình thức cho người dùng chứng minh được số lượng coin họ đang nắm giữ trong mạng lưới. Qua đó, hệ thống sẽ tự động xác nhận phần trăm đóng góp cổ phần của người dùng để được quyền khai thác các giao dịch theo phần trăm quy định của mỗi đồng coin khác nhau.

Staking là một cơ chế thúc đẩy phát triển và buộc cho các node không được gian lận. Nếu xảy ra trường hợp gian lận của 1 trong các node thì các node còn lại sẽ từ chối và node gian lận sẽ bị tước quyền hoạt động cũng như nhận lãi của hệ thống.

Lưu ý trong quá trình Staking, tuyệt đối không được nạp thêm hoặc rút vì việc này sẽ làm bạn thực hiện lại mọi việc từ đầu.

Ưu nhược điểm của phương pháp đầu tư staking

Ưu điểm:

  •         Có khả năng nhận được lãi kép từ việc tăng giá của coin và số coin được nhận từ Staking
  •         Ít tốn chi phí hơn so với POW, không phải đầu tư máy đào mà chỉ cần mua coin và khóa trong ví
  •         Chi phí Staking cực rẻ
  •         Đơn giản và dễ thực hiện
  •         An toàn 100% vì luôn có bản backup của ví
  •         Một số đồng coin lãi cực cao như BUZZ và EMB
  •         Cơ chế Staking một phần sẽ giúp ổn định giá vì cơ chế này khuyến khích người dùng giữ coin

Nhược điểm:

  •         Có khả năng giá của đồng coin đó sẽ giảm và khiến chúng ta lỗ cả vốn lẫn lãi nhận được
  •         Tiền của chúng ta sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian (không thể bán hoặc làm bất kỳ điều gì khác)
  •         Đôi khi lãi không như mong muốn (con số nêu trên chỉ là con số trung bình ước tính)

Tại sao bạn nên chọn staking coin?

Hiện nay, có nhiều phương pháp đầu tư để kiếm lợi nhuận từ thị trường tiền điện tử. Có thể kể đến là Staking (POS), Mining (POW), Trading và cả Lending đến nay vẫn còn tồn tại. Trong đó, để đầu tư Mining (POW) thì chúng ta cần phải trang bị máy móc rất “tối tân” mà điều này còn chưa chắc hiệu quả. Về Trading, thì đây là một phương pháp kiếm lợi nhuận từ việc “mua thấp bán cao”. Nhưng hình thức này không dành cho tất cả mọi người. Bởi, không phải ai cũng có thể trade tốt và rủi ro “sml” là rất cao. Còn Lending thì chắc mình không cần phải đề cập đến nhiều. Vì năm 2017-2018 đã có rất nhiều anh em phải chết đứng vì hàng loạt dự án Lending đều “đóng cửa”, đồng nghĩa với mất trắng tiền nhé!

Xét cho cùng về cả những điểm ưu và nhược mình đã đề cập ở trên thì thực sự Staking vẫn là một phương pháp ít rủi ro nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư tiền điện tử.

Làm thế nào để đầu tư staking?

Đầu tư Staking rất đơn giản. Sau đây mình sẽ nói những bước cơ bản nhất để bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc Staking nhé!

Bước 1: Mua những loại coin có thể Stake được như TOMO, ADA, LISK, IOST, ATOM, RAVENPROTOCOL, RUN,…

Bước 2: Mỗi loại coin sẽ có mỗi cách Staking khác nhau, nhưng chung quy đều là bỏ vào ví và khóa lại (coin dùng ví offline, coin dùng ví online). Đặc biệt, với ví offline thì mọi người cần phải tải ví của riêng đồng coin đó về và đồng bộ với máy tính. Còn, với coin hỗ trợ ví online thì bạn chỉ cần quăng coin lên đó và chờ nhận thưởng thôi.

Bước 3: Sau khi setup mọi thứ về ví, việc bạn cần làm là gửi coin về ví Staking. Tuy nhiên, đối với Staking bằng ví offline trên máy tính của bạn thì đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ phải hoạt động 24/24 để Stake.

Bước 4: Và sau khi bạn gửi coin vào Staking thì chỉ cần chờ hết thời hạn như quy định của mỗi đồng coin và vào nhận lãi thôi!

Tuy nhiên, mình sẽ lưu ý cho mọi người rằng khi Staking thì coin dùng để Staking sẽ có Weight. Weight (theo tiếng anh là cân nặng) là gồm cả độ tuổi của đồng coin và số lượng coin Staking. Khi Weight của 1 coin càng cao thì sẽ dễ dàng lấy được block nhanh nhất. Độ tuổi của một đồng coin được tính bằng thời gian từ lúc gửi vào ví cho đến lúc có thể Staking. Nó có thể là vài ngày hoặc vài giờ tùy theo từng coin.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì Weight khá giống với phí GAS trong ví MEW.

Stake Pools là gì? Cách chúng hoạt động như thế nào?

Hiểu đơn giản thì Stake Pools là gom Pool từ nhiều người (cùng đóng góp) để đủ lượng làm Nodes hoặc Masternodes.

Để trở thành một Stake Pools thì phải cần một lượng tiền điện tử đủ lớn để đủ điều kiện xác thực các khối mới. Có nhiều người đã tạo thành một nhóm và gộp tổng số tiền của họ lại với nhau để tạo thành một Pools. Sau đó, phần thưởng sẽ được theo phần trăm đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm đó.

Cách chọn dự án staking hiệu quả và an toàn

Cách chọn dự án staking hiệu quả và an toàn

Để chọn được một đồng coin Staking hiệu quả và an toàn, bạn cần dành thời gian và công sức cho việc nghiên cứu. Dưới đây là một số tiêu bạn cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định Staking:

  • Thị trường tập trung ở đâu là chủ yếu
  • Đội ngũ phát triển làm việc có hiệu quả không? 
  • Roadmap có thực tế hay không?
  • Tính thanh khoản có tốt không
  • Cộng đồng của đồng coin 
  • Tỉ lệ trả thưởng của đồng coin cũng là 1 yếu tố quan trọng

Danh sách các dự án staking đáng chú ý

Trong viễn cảnh thị trường bắt đầu chuyển biến tích cực thì rất có thể Staking sẽ trở thành một trong những phương pháp đầu tư tốt nhất một lần nữa. Dưới đây là một số đồng coin Staking mà mình nhận thấy là tốt nhất ở thời điểm hiện tại:

  • Liverpeer: Với mức lãi 157%/năm và chỉ cần tí nhất 1LPT (~7$) để có thể Staking
  • KuCoin Shares (KCS): Với mức lãi 19.57%/năm và chỉ cần ít nhất 6 KCS (~10$) để có thể Staking
  • Tomochain (TOMO): Với mức lãi 8.5%/năm và chỉ cần tí nhất 10 TOMO trong một Masternode (~6.26$) là có thể Staking
  • Cosmos (ATOM): Với mức lãi 10.5%/năm và được trang staking reward đánh giá 9.5/10 điểm
  • Polkadot (DOT): Với mức lãi 10.5%/năm 
  • Tezos (XTZ):  Với mức lãi 7.11%/năm

Ngoài ra, vẫn còn một số đồng coin có lợi nhuận Staking lên đến cả nghìn phần trăm. Tuy nhiên, trong đầu tư, lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng cao. Vì thế, bạn hãy đưa ra quyết định thật kỹ lưỡng nhé!

Những rủi ro của việc staking là gì?

Đã là đầu tư thì không thể nào nói không hề có rủi ro được. Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng phải có rủi ro dù là ít hay nhiều đi chăng nữa. Rủi ro đầu tiên mà mình muốn nói tới đó chính là vấn đề bảo mật. Nếu bạn bảo mật không kỹ, để lộ IP hoặc private key của ví thì hacker sẽ tận dụng nó để đánh cắp tài sản của bạn mà bạn không hề hay biết.

Ngoài vấn đề bảo mật thì cũng còn một rủi ro khác không kém phần quan trọng đó là việc đồng coin đó bị giảm giá. Đây là trường hợp bất khả kháng vì không thể rút coin ra cho đến khi đáo hạn. Khi tăng giá thì chúng ta được lãi kép, thì tất nhiên trong trường hợp giá coin giảm thì chúng ta sẽ lỗ nặng.

Việc các bạn chẳng may dính phải scam coin là hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ như BitConnect (một huyền thoại lending) vẫn là POS và có thể Staking, mọi người lưu ý nhé!

Tổng kết

Staking là một trong những phương pháp giúp chúng ta có thể kiếm lợi nhuận với tiền điện tử. Hình thức này có những ưu và nhược điểm như mình đã được đề cập ở trên. Do đó, nếu lựa chọn Staking để đầu tư trong dài hạn thì bạn cần tìm hiểu về dự án một cách thật nghiêm túc. Đương nhiên, việc này sẽ ngốn cuả bạn không ít thời gian và công sức nhé! 

Nguồn : Stakingvietnam

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại:

Bài viết mới nhất

Starbucks kết thúc chương trình Odyssey NFT.

Starbucks đã quyết định chấm dứt chương trình Odyssey NFT, và cam kết sẽ tiếp tục phát triển. Việc đóng chương trình thử nghiệm...

Nhà sáng tạo Charlotte Fang bị hack hàng triệu ETH và NFT.

Trong sự kiện đáng chú ý, nhà sáng tạo Charlotte Fang, người đứng sau bộ sưu tập NFT Milady, đã bị tấn công và...

Nhà đầu tư tiền điện tử ở Trung Quốc có lợi nhuận ấn tượng mặc dù đối mặt với nhiều hạn chế.

Nhà đầu tư tiền điện tử ở Trung Quốc vẫn thu được lợi nhuận ấn tượng mặc dù có những hạn chế, với khoản...

Solana vượt qua các giải pháp L2 của Ethereum.

Solana đã vượt qua cả Ethereum lẫn các giải pháp Lớp 2 dựa trên Ethereum Virtual Machine (EVM) khác về khối lượng giao dịch trong...