Bitcoin nhập môn #7: Full Node của Bitcoin

Có ba loại node: node khai thác, full node, và light node. Chúng ta đã nói qua về nút (node) khai thác ở phần trước (thợ đào), để phê duyệt giao dịch mới vào blockchain và đào ra khối bitcoin mới. Full node và light node có chức năng xác nhận khối mới và giao dịch được gửi lên từ thợ đào.

Nút đầy đủ (Full node) của Bitcoin có 3 nhiệm vụ chính: Giữ một bản copy của toàn bộ blockchain Bitcoin, xác nhận giao dịch, và thi hành luật của mạng lưới. Light node có nhiệm vụ y hệt full node, nhưng nó không lưu một bản copy toàn bộ lịch sử của mạng lưới. Ở bài viết này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào full node.

Nhiệm vụ của các Node trong mạng lưới

Càng nhiều nút được phân phối trên mạng toàn cầu, hệ thống càng phi tập trung. Vì mạng Bitcoin có nhiều nút nhất (bao gồm cả thợ đào) so với bất kỳ loại tiền điện tử nào, nên nó là blockchain an toàn nhất. Trong khi nhiều loại tiền điện tử khác dễ bị hack và tấn công blockchain, thì Bitcoin hầu như miễn nhiễm, ở số tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác lí do tại sao.

Vai trò của một nút là giao tiếp trực tiếp với các nút khác trong mạng, xác minh rằng lịch sử giao dịch của chúng có phù hợp với nút tiếp theo hay không. Khi họ xác minh các giao dịch mới, họ kiểm tra để thấy rằng bitcoin đang được giao dịch không bị chi tiêu kép và không có bitcoin nào được phù phép ra cả. Nếu một nút thực sự thấy các dấu hiệu giao dịch độc hại, nó cùng với các nút khác trong mạng sẽ từ chối các giao dịch.

Cách mà các giao dịch trên blockchain Bitcoin được xác minh qua từng nút, để các bạn dễ tưởng tượng, nó giống như cách các tin đồn được lan truyền, từng nút sẽ kháo nhau về giao dịch cho đến khi tất cả các nút đã biết về giao dịch đó. Nhưng ngược lại, văn minh hơn con người ở khoản này, đó là các nút sẽ so sánh và tham chiếu lại với lịch sử của mình, để xác thực giao dịch, sau đó mới chuyển đi. Fact check phiên bản Bitcoin, xịn nhỉ!

Vì các nút chạy phần mềm lõi Bitcoin liệt kê tất cả các quy tắc của mạng (chẳng hạn như giới hạn cứng 21 triệu), tất cả các nút đầy đủ giúp bảo vệ mạng bằng cách chỉ xác minh các giao dịch phù hợp vào một khối đang chờ xử lý, cùng lúc xác minh các khối đầy đủ được gửi lên bởi các thợ đào. Nếu tình cờ, một nút phê duyệt một giao dịch độc hại trên một khối, các nút khác trong mạng sẽ từ chối cả khối đó luôn.

Tự chạy một nút đầy đủ

Bạn có biết rằng bạn có thể chạy nút của riêng mình không? Nó rất đơn giản với các trình cài đặt nút nguồn mở, thân thiện với người dùng như Umbrel! Bạn có thể làm theo hướng dẫn của họ để được hướng dẫn chi tiết. Nó không tốn kém, khá đơn giản và giúp góp phần bảo mật mạng Bitcoin.

Mặc dù Bitcoin khá an toàn và nhiều người khẳng định rằng việc chạy thêm một nút sẽ không giúp ích nhiều cho việc nâng cao mạng lưới, nhưng nó sẽ giúp có các nút dư thừa trên toàn thế giới trong trường hợp các sự kiện Thiên nga đen hiếm hoi, chẳng hạn như các nút thuộc khu vực pháp lý của chính phủ nhất định bị shutdown cùng một lúc.

Chạy nút của riêng mình cũng khiến cho mình chả cần phải tin bố con thằng nào cả. Và các nút sẽ mãi mãi trung thực, hơn nữa việc chạy các giao dịch thông qua nút đầy đủ của riêng bạn, về cơ bản bạn đang trở thành ngân hàng của chính mình. Đó là một tính năng khá thú vị mà không thực sự khả thi với fiat, vàng hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể được sử dụng làm tiền tệ.

Phần trước: Bitcoin nhập môn #6: The Halving

Phần tiếp: Bitcoin nhập môn #8: Hack Bitcoin như nào?

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...