Cơ quan quản lý chứng khoán EU khuyến nghị cấm crypto proof-of-work

Cơ quan quản lý chứng khoán EU muốn cấm crypto theo cơ chế đồng thuận proof-of-work

Cơ quan quản lý Thị trường và Chứng khoán Châu Âu lo ngại về những rủi ro mà việc khai thác bitcoin gây ra đối với việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu theo thỏa thuận Paris.

Erik Thedéen, phó chủ tịch của cơ quan giám sát, nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng đã có sự gia tăng đáng kể về lượng năng lượng tái tạo dành cho khai thác tiền điện tử. Ông nói thêm rằng việc đào crypto đã trở thành một “vấn đề quốc gia” đối với quê hương Thụy Điển của ông.

Thedéen cũng nói rằng ông không ủng hộ việc cấm tiền điện tử nói chung nhưng đề xuất lệnh cấm khai thác các loại crypto dựa trên cơ chế đồng thuận proof-of-work (bằng chứng công việc) để chuyển ngành sang mô hình proof-of-stake (bằng chứng cổ phần), vốn tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Đào crypto đã trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ trong thập kỷ qua và không có dấu hiệu chậm lại. Sức mạnh máy tính dành riêng cho ngành này đã đạt mức kỷ lục vào cuối năm 2021, bất chấp lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc, một trong những thị trường tiền điện tử lớn nhất thế giới.

Proof-of-work vs. Proof-of-stake

Proof-of-work là quá trình mà qua đó blockchain xác minh các khối hoặc giao dịch có hợp pháp hay không. Các thợ đào dành sức mạnh tính toán để cạnh tranh với nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp nhằm xác minh các giao dịch. Đổi lại, họ được thưởng bằng coin hoặc token.

Mô hình Proof-of-work yêu cầu mọi người tham gia trên blockchain xác minh các giao dịch, điều này cuối cùng tiêu tốn một lượng lớn năng lượng.

Mặt khác, mô hình proof-of-stake cho phép các giao dịch được xác minh bởi một số lượng các bên nhỏ hơn đáng kể. Những người tham gia stake (đặt cược) tiền điện tử của riêng họ để tạo ra các node xác thực, sau đó xác minh các giao dịch.

Tranh cãi

Cả hai cơ chế đồng thuận, như chúng được biết đến một cách chính thức, đã được chứng minh là thành công. Tuy nhiên, mỗi bên đều có những đánh đổi.

Proof-of-work tốn một lượng lớn năng lượng và thiết bị để chạy nhưng điều này cũng giúp hệ thống có mức độ bảo mật cao hơn vì một phần tử bất hảo sẽ phải dành một lượng lớn tài nguyên để giành được 51% quyền kiểm soát toàn bộ mạng. Nhược điểm là việc mở rộng mạng lưới rất tốn kém do các yêu cầu về năng lượng và thiết bị tăng lên theo thời gian.

Mạng proof-of-stake được duy trì bằng coin hoặc token làm trình xác thực và có thể mở rộng nhanh chóng vì chúng không có điều kiện tiên quyết về thiết bị và năng lượng. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể mua được quyền điều khiển mạng. Tất cả những gì cần thiết để tấn công mạng là tiền.

Nguồn: cryptoslate

Đọc thêm: Ngân hàng trung ương Ukraine đình chỉ chuyển tiền e-cash, củng cố các ứng dụng dành cho crypto

Bài viết mới nhất

Các phí mạng Bitcoin tăng vọt trước sự kiện halving sắp tới.

Trước sự kiện halving sắp tới của Bitcoin, phí mạng đã tăng mạnh. Trung bình, phí này hiện đạt mức $19.48. Theo BitInfoCharts, phí giao...

Thị Trường Tài Sản Sẽ Chuyển Biến Thế Nào Sau Bitcoin Halving Và Định Hướng Của Sàn 4E 

Chỉ còn vài ngày nữa, sự kiện Bitcoin Halving sẽ diễn ra, sự kiện này thu hút sự quan tâm của đông đảo các...

Liệu Hiện Tại Có Phải Thời Điểm Thích Hợp Để Bắt Đáy UNI? Rút Kinh Nghiệm Từ Cảnh Báo Của SEC Với Uniswap

Thời gian gần đây, SEC đã bắt đầu nghiêm ngặt hơn trong quá trình kiểm soát tài sản điện tử, khi liên tục đâm...

CEO Binance thảo luận về quy định stablecoin và các cán bộ bị bắt giữ tại sự kiện Token2049.

Trong sự kiện Token2049, Giám đốc điều hành của Binance, Richard Teng, đã thảo luận về hai vấn đề chính trong ngành tiền điện...