Staking là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc khóa tiền điện tử làm tài sản thế chấp để giúp bảo mật một mạng blockchain cụ thể hoặc giao thức hợp đồng thông minh. Staking cũng thường được sử dụng để chỉ các khoản tiền gửi để cung cấp thanh khoản cho một giao thức DeFi, đồng thời có thể nhận lại được những quyền lợi như phần thưởng và quyền quản trị.
Trong bài đăng này, chúng ta sẽ khám phá những điều cơ bản về stake tiền điện tử, cách nó hoạt động và tại sao nó lại được sử dụng phổ biến trong các blockchain và hệ sinh thái DeFi.
Staking hoạt động như thế nào trong Blockchains?
Để các blockchains vẫn an toàn và duy trì hệ thống chịu lỗi Byzantine ở mức độ cao, chúng cần một cơ chế chống lại việc tấng công Sybil — một phương pháp ngăn chặn một nhóm nhỏ các node làm hỏng mạng. Nếu khả năng chống lại Sybil của một blockchain yếu thì blockchain dễ bị tấn công hơn 51%, nơi một nhóm nhỏ hoặc nhiều người có thể tham gia vào các hoạt động gây hại như sửa lại lịch sử của chuỗi và kiểm duyệt người dùng.
Một khối (block) chỉ đơn giản là một loạt các giao dịch của người dùng được xác thực cùng nhau như một phần của các bản cập nhật sổ cái blockchain. Mỗi khối không chỉ chứa thông tin giao dịch mới này mà còn chứa một tham chiếu đến các khối trước đó dưới dạng một hàm băm kết nối các khối với nhau theo thứ tự thời gian, tức là khối (block) + chuỗi (chain). Validators / Miners có nhiệm vụ sản xuất các khối và đề xuất chúng gắn vào mạng. Các khối được đề xuất của họ sau đó được thêm vào sổ cái nếu được coi là hợp lệ bởi sự đồng thuận đa số của các validator / miner khác và đầy đủ các nodes.
Proof of Stake (PoS) là một loại cơ chế kháng sự tấn công Sybil trong blockchain, nó bắt buộc người xác nhận (validators) phải nắm giữ “cổ phần-stake” tài chính trong mạng để có khả năng gắn các khối mới vào blockchain. Trong blockchain PoS, bất kỳ ai staking một khoản bắt buộc native coin đều có thể tham gia mạng và trở thành validator (staker) để tạo khối. Lượng stake của validator hoặc số lượng validator vận hành thường tỷ lệ thuận với cơ hội được chọn để sản xuất ra khối mới — lượng stake càng cao hoặc càng có nhiều validator dưới sự kiểm soát của họ, cơ hội được lựa chọn càng lớn.
Khi một node validator được tạo thành công một khối hợp lệ, họ sẽ nhận được phần thưởng stake từ giao thức và một phần phí người dùng. Để ngăn chặn hành vi gây hại, các blockchains PoS cũng thường triển khai một cơ chế được gọi là slashing — khi một node validator bị trừng phạt thông qua việc mất một số hoặc tất cả các token do họ cố phá vỡ các quy tắc của giao thức. Một số blockchains PoS cũng tịch thu một phần lượng stake của validator nếu họ bị out ra khỏi mạng (trạng thái offline) và không sản xuất được khối mới khi được chọn.
Các loại Stake trong Blockchain: Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) và Delegated Proof of Stake (DPoS)
Cơ chế chống tấn công Sybil của Proof-of-work (PoW) được sử dụng trong Bitcoin blockchain. Điều này liên quan đến việc các thợ đào (miner) cạnh tranh để giải một hàm lượng tính toán phức tạp (tức là tạo ra một hàm băm hợp lệ dựa trên thông tin trong một khối). Miner đầu tiên giải được nó và gửi một khối hợp lệ được mạng lưới chấp thuận sẽ kiếm được phần thưởng. Mạng Bitcoin tự động điều chỉnh độ khó của việc tạo hàm băm hợp lệ sau mỗi 2016 khối (khoảng 2 tuần một lần) để điều chỉnh thời gian miner tạo ra khối mới trung bình là 10 phút. Việc điều chỉnh độ khó thường dựa trên số lượng thợ đào tham gia (đánh giá qua thông số tổng hashrate), càng nhiều thợ đào tham gia vào mạng sẽ dẫn đến việc tăng độ khó và càng làm cho mạng lưới phi tập trung hơn.
Trong PoW, cơ hội để thêm một khối mới vào blockchain tỷ lệ thuận với lượng nỗ lực tính toán đã bỏ ra. Vì vậy, mặc dù các blockchain PoW không có cơ chế staking giống như cơ chế PoS, họ đã stake ngầm dưới hình thức mua phần cứng hardware đắt tiền để phục vụ cho việc đào coin. Họ sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính để tìm cơ hội kiếm được phần thưởng. Nếu các thợ đào không kiếm được doanh thu thông qua phần thưởng khai thác, thì họ sẽ bị thua lỗ cho việc đầu tư thiết bị và chi phí chi trả cho việc tiêu thụ điện năng. Nếu tính bảo mật của mạng không được duy trì thì giá trị của thiết bị được sử dụng để khai thác và tài sản do khai thác tạo ra có thể giảm theo giá trị thị trường.
Các cơ chế chống tấn công Sybil bằng Proof-of-stake thay thế yêu cầu nỗ lực tính toán này bằng yêu cầu về lượng tiền điện tử được stake. Nói cách khác, các thợ đào trong hệ thống PoW cạnh tranh bằng sức mạnh tính toán, trong khi validator trong hệ thống PoS cạnh tranh bằng giá trị tiền tệ. Một sự khác biệt đáng chú ý khác là đối với mỗi khối, các blockchain PoW tổ chức một cuộc cạnh tranh mở giữa tất cả các thợ đào để có cơ hội tạo ra một khối trong khi các blockchains PoS thường xoay vòng giữa các validator để tạo ra các khối, thường dựa trên sự ngẫu nhiên theo tỉ trọng lượng stake. Ethereum là một ví dụ về một blockchain đang chuyển từ PoW sang PoS như một phần của quy trình có tên là The Merge.
Một biến thể của PoS là bằng chứng cổ phần được ủy quyền (DPoS), nhằm mục đích phân tách vai trò của stakers và validators bằng cách cho phép token holder ủy thác cổ phần của họ cho người xác thực validators hiện có. Việc tách biệt các vai trò này mang lại cho token holder khả năng tham gia vào quá trình sản xuất khối để kiếm phần thưởng một cách thụ động thay vì chỉ có mỗi validators. Tuy nhiên, sự đánh đổi đôi khi làm giảm số lượng validators của mạng khi so sánh với PoS, nơi chỉ mỗi stakers chạy các ứng dụng phần mềm xác thực của riêng họ.
Phần thưởng Staking
Các stakers trong mạng blockchain được khuyến khích tạo ra các khối hợp lệ để nhận được mức phí giao dịch người dùng và phần thưởng khối — tiền điện tử mới phát hành được chỉ định cho những validators đã tạo và/hoặc chứng thực thành công một khối.
Các giao thức tính toán phần thưởng stake theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố như số lượng tiền stake cho mỗi validator, lượng thời gian validator đã stake, tổng số token được stake trong mạng, số lượng token đang lưu hành so với tổng nguồn cung và nhiều thông số khác. Các blockchain PoS thực hiện các cách tiếp cận khác nhau đối với tỷ lệ phần thưởng được phát hành theo thời gian, nhưng nhìn chung đều nhắm đến mục tiêu tỷ lệ phát hành và lợi nhuận dựa trên tổng số tiền staking trong mạng.
Trong một số hệ thống Proof of Stake, các nhóm chủ sở hữu token có thể kết hợp tài nguyên của họ (sức mạnh staking) thông qua một nhóm stake để tăng cơ hội được chọn cho việc xác thực khối và kiếm phần thưởng stake. Nếu mạng có yêu cầu mức stake tối thiểu, các nhóm pools staking cho phép người dùng staking token của họ vào blockchain PoS ngay cả khi họ không đáp ứng mức tối thiểu. Phần thưởng do pool kiếm được sau đó sẽ được chia sẻ giữa người gửi tiền và người điều hành pool.
Staking trong DeFi
Staking cũng là một thuật ngữ thường được sử dụng trong các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi). Thay vì đảm bảo quá trình sản xuất khối, DeFi staking thường đề cập đến việc khóa các token trong một giao thức để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể. Mặc dù “staking trong ngữ cảnh này có thể được coi là một từ gọi sai đối với một số trường hợp cụ thể.
Một số ứng dụng của staking trong DeFi:
- Bảo hiểm giao thức – Protocol insurance – Các giao thức cho vay phi tập trung như Aave sử dụng token stake làm điểm hỗ trợ thanh khoản, nơi holder có thể khóa token AAVE của họ trong Mô-đun an toàn của giao thức để cung cấp thêm một lớp bảo mật và bảo hiểm cho người gửi tiền nếu sự kiện thiên nga đen xảy ra (giai đoạn thị trường biến động mạnh). Sau đó, các staker có thể kiếm được phần thưởng từ giao thức.
- Cơ chế quản trị – Governance – Curve, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), tận dụng việc staking như một cách để gắn kết các ưu đãi dài hạn giữa các nhà cung cấp thanh khoản và những người tham gia quản trị. Chủ sở hữu CRV có thể “khóa phiếu bầu” CRV của họ để nhận CRV ký quỹ biểu quyết (veCRV), khi khóa càng lâu họ càng nhận được nhiều veCRV. Khóa phiếu bầu cho holder có thể bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị, tác động đến lợi suất CRV kiếm được trong các pool thanh khoản cụ thể và nhận một phần phí giao dịch của giao thức.
Đọc thêm: Pool thanh khoản trong DeFi là gì?
- Cung cấp thanh khoản – Giao thức thanh khoản phi tập trung Synthetix kết hợp việc staking như một cách cung cấp tài sản thế chấp để tạo ra các tài sản tổng hợp theo dõi giá của một tài sản bên ngoài và được thế chấp bằng token staking SNX. Những staker SNX được khuyến khích cung cấp tính thanh khoản cho giao thức thông qua phần thưởng và phân phối phí giao dịch kiếm được thông qua các dApp như Kwenta.
- Phân phối token – Các giao thức DeFi như Alchemix sử dụng việc stake như một cách để phân phối token cho cộng đồng và khởi động thanh khoản trong một hệ sinh thái phi tập trung. Người dùng có thể nhận được token ALCX bằng cách staking một số token nhất định và hợp đồng Staking Pools.
Đọc thêm: Giải ngố về Proof-Of-Stake, Staking, và thu nhập thụ động trong thế giới Crypto
Blockchain vs Oracle Network Staking Dynamics
Việc stake trong các mạng oracle phi tập trung nhằm đạt được một mục đích khác với việc stake trong các blockchain. Như trong bản White Paper 2.0 của Chainlink, “xác thực giao dịch trong blockchain là một thuộc tính của tính nhất quán nội bộ, trong khi tính đúng đắn của các báo cáo oracle trên một blockchain là thuộc tính của dữ liệu bên ngoài, tức là dữ liệu ngoài chuỗi – off-chain data”.
Về bản chất, các blockchain cung cấp một dịch vụ (ví dụ như xác thực các khối) tuân theo một bộ quy tắc được thống nhất chung và xác định trước. Do đó, các blockchains sử dụng một loại thiết kế staking để bảo mật toàn bộ mạng. Ngoài ra, mạng lưới oracle phi tập trung Chainlink cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau (ví dụ cung cấp dữ liệu bên ngoài, thực hiện tính toán ngoài chuỗi, cho phép khả năng tương tác cross-chain, cung cấp đầu ra cho các hệ thống truyền thống). Mỗi mạng có thể được tùy chỉnh theo nhiều cách để phù hợp với người dùng các yêu cầu về hiệu suất, ngân sách và các giả định về độ tin cậy. Do đó, oracles yêu cầu triển khai việc staking linh hoạt cao để phù hợp với nhiều cách người dùng muốn xác thực dữ liệu và dữ liệu bên ngoài.
Trong các blockchian Proof of Stake, cơ chế staking được sử dụng để khuyến khích sự đồng thuận trung thực về tính hợp lệ và sự chấp thuận của một tập hợp các giao dịch mạng đang chờ xử lý. Các điều kiện Slashing đối với validator có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Cryptography – validator tự mâu thuẫn bằng cách tạo và ký hai khối khác nhau ở cùng block height (ví dụ: chữ ký kép – double signing blocks).
- Trạng thái nội bộ – một khối được tạo ra chứa các giao dịch không hợp lệ sử dụng tiền mà người dùng không có (ví dụ: tăng gấp đôi lượng tiền giao dịch).
- Các Quy tắc Nội bộ của Mạng – một khối được tạo bởi validator không tuân theo các quy tắc của các giao thức (ví dụ: mint nhiều tiền hơn mức phần thưởng khối cho phép).
Khi nói đến việc staking vào mạng lưới oracle phi tập trung (Decentralized Oracle Networks -DONs), mục tiêu không phải là đảm bảo việc tạo ra các khối hợp lệ mà là đảm bảo tạo ra các báo cáo dữ liệu oracle đáng tin cậy và chống giả mạo, phản ánh chính xác trạng thái của thế giới bên ngoài. Do tính chất động và không xác định của việc tạo ra sự thật về môi trường bên ngoài blockchain, các điều kiện chặt chẽ cho các node oracle có thể không giống nhau đối với tất cả người dùng và có thể không xác minh được bằng mật mã hoặc trạng thái / quy tắc nội bộ. Thay vào đó, các dịch vụ oracle sử dụng các thỏa thuận cấp dịch vụ trên chuỗi (SLA) giữa người dùng và mạng lưới oracle để phác thảo các điều kiện slashing, phần thưởng / hình phạt và các kỹ thuật xác minh được sử dụng để xác định xem sự kiện slashing có xảy ra hay không.
Tương lai của staking
Staking là một mô hình kinh tế tiền điện tử ngày càng phổ biến trong hệ sinh thái hợp đồng thông minh, cũng có liên quan trực tiếp đến mạng lưới Oracle. Mặc dù ban đầu là một thiết kế hệ thống nhằm mục đích mang lại tính bền vững kinh tế và bảo mật cho các blockchain, sau đó, việc staking đã trở thành một cơ chế có giá trị trên các giao thức DeFi để quản lý tính thanh khoản và quản trị, đồng thời sẽ giúp cung cấp thêm một lớp bảo mật cho các mạng lưới Oracle như Chainlink.