Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining là gì

Trong thế giới của DeFi, có ba sản phẩm đầu tư và thuật ngữ phổ biến nhận được rất nhiều sự quan tâm là: yield farming, stake/staking và Liquidity Mining. Ba chiến lược giao dịch DeFi này yêu cầu người tham gia đặt cược tài sản của họ theo nhiều cách khác nhau để hỗ trợ giao thức và ứng dụng phi tập trung. Tuy nhiên, bản chất cơ bản của chúng là khác nhau.

Yield Farming là gì?

Yield farming là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm lợi nhuận từ tài sản tiền điện tử. Về cơ bản, bạn có thể kiếm thu nhập thụ động bằng cách gửi tiền điện tử của mình vào một pool (nhóm) thanh khoản. Bạn có thể coi các pool thanh khoản này là tài chính tập trung (CeFi) tương đương với tài khoản ngân hàng của bạn nơi bạn lưu trữ tiền của mình, sau đó ngân hàng của bạn sử dụng số tiền của bạn để cung cấp các khoản vay cho người khác và trả cho bạn một phần lãi suất kiếm được.

Yield farming là phương pháp mà các nhà đầu tư khóa tài sản và token tiền điện tử của họ vào một pool thanh khoản dựa trên hợp đồng thông minh như ETH / USDT. Các tài sản bị khóa sau đó được cung cấp cho những người dùng khác mà thuộc cùng một giao thức. Người dùng của giao thức cho vay đó có thể mượn những token này để giao dịch ký quỹ.

Các yield farmer (người tham gia Yield farming) là nền tảng để các giao thức DeFi cung cấp dịch vụ trao đổi và cho vay. Bên cạnh đó, họ cũng giúp duy trì tính thanh khoản của tài sản tiền điện tử trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Thông qua những nỗ lực của họ, những yield farmer sẽ kiếm được phần thưởng được tính bằng APY (lợi suất theo năm).

Hiểu về mô hình Yield Farming

Yield Farming dựa vào các AMM (công cụ tạo lập thị trường tự động – Automated Market Maker), công cụ thay thế cho các sổ đặt hàng trong không gian tài chính truyền thống. AMM là các hợp đồng thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch tài sản kỹ thuật số bằng cách sử dụng các thuật toán toán học. Vì chúng không yêu cầu đối tác để giao dịch diễn ra, nên tính thanh khoản nhất quán luôn được duy trì.

Các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP) và Pool thanh khoản  (Liquidity Pool)

Một AMM có hai thành phần thiết yếu: nhà cung cấp thanh khoản (LP) và pool thanh khoản.

  • Pool thanh khoản là các hợp đồng thông minh cung cấp năng lượng cho thị trường DeFi. Các pool này chứa các quỹ kỹ thuật số tạo điều kiện cho người dùng mua, bán, vay, cho vay và hoán đổi các token.
  • LP là những nhà đầu tư cam kết khóa tài sản của họ trong pool thanh khoản và kiếm được các ưu đãi.

Yield farming cũng cung cấp một cứu cánh để những token có khối lượng giao dịch thấp trên thị trường mở có thể được giao dịch một cách thoải mái.

Rủi ro của Yield Farming là gì?

Yield farming là một cuộc đầu tư mạo hiểm “rủi ro cao, phần thưởng lớn”. Một số rủi ro bao gồm rủi ro về hợp đồng thông minh, rủi ro thanh lý, và rủi ro về tính kết hợp (composability). Do đó, các yield farmer phải luôn nhận thức được những rủi ro này.

Stake/Staking là gì?

Trong nền kinh tế tiền điện tử, việc stake/staking là nói về việc cam kết gửi tài sản tiền điện tử của bạn làm tài sản thế chấp cho các mạng blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận PoS (Proof of Stake). Tương tự như cách các thợ đào tạo điều kiện để đạt được sự đồng thuận trong các blockchain PoW (Proof of Work), những người mà thực hiện việc staking được chọn để xác thực các giao dịch trên các blockchains PoS.

Vì nó có khả năng mở rộng và tiết kiệm năng lượng hơn, PoS thường được ưa thích hơn so với thuật toán PoW. PoS cũng cung cấp một cơ hội cho những người thực hiện việc staking để kiếm phần thưởng. Với PoS, người thực hiện việc staking có cơ hội tạo ra các block (khối trên blockchain) và kiếm tiền thưởng từ các block đó.

Do đó, bạn stake càng nhiều tiền thì lượng block tạo và phần thưởng kiếm được từ mạng càng lớn. Trong cơ chế staking, phần thưởng được phân phối on-chain (trên chuỗi), có nghĩa là mỗi khi một block được xác thực, các token mới của đồng tiền đó sẽ được đúc và phân phối dưới dạng phần thưởng từ việc staking. Staking lầ một phương tiện khả thi hơn để đạt được sự đồng thuận khi so sánh với việc đào của cơ chế PoW. Các nhà sản xuất không cần đầu tư vào thiết bị đắt tiền để tạo ra đủ sức mạnh tính toán cần thiết cho việc đào. Ngoài ra, có các nền tảng staking dưới dạng dịch vụ giúp dễ dàng hóa quá trình staking.

Mô hình Staking (Nguồn: Medium, Chorus One)

Hơn nữa, hệ số rủi ro thấp của việc staking là thấp hơn khi so sánh với các cách đầu tư kiếm tiền thụ động khác như yield farming. Độ an toàn của các token được stake sẽ tỷ lệ thuận với độ an toàn của chính giao thức mà bạn stake.

Rủi ro của việc staking là gì?

Các rủi ro của việc staking tiền điện tử là rủi ro từ các validator (người xác thực), rủi ro từ việc slashing (bị xóa sạch các khoản đã stake), rủi ro máy chủ, giá tiền điện tử giảm (rủi ro biến động), nhà đầu tư có thể đấu tranh để bán tài sản (rủi ro thanh khoản), thời gian khóa lâu, thời gian chờ đợi để nhận phần thưởng dài, thất bại dự án (rủi ro về đối tác), lượng tiền cần nắm giữ tối thiểu, rủi ro mất mát hoặc quỹ bị hack.

Liquidity Mining là gì?

Liquidity Mining (Khai thác thanh khoản) là cốt lõi của bất kỳ dự án DeFi nào. Nó chủ yếu tập trung vào việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức DeFi. Trong quá trình đầu tư này, người tham gia cung cấp tài sản tiền điện tử của họ (các cặp giao dịch như ETH / USDT) vào pool thanh khoản của các giao thức DeFi phục vụ cho việc giao dịch tiền điện tử (không phải dành cho việc cho vay và vay tiền điện tử). Để đổi lấy cặp giao dịch đó, giao thức Liquidity Mining cung cấp cho người dùng các token dạng Liquidity Provider (LP) Token mà được dùng cho đợt final redeem (quy đổi ra tiền).

Cơ chế Liquidity Mining (Nguồn: Medium, CoinMonks)

Miễn là các token do người dùng cung cấp vẫn còn trong nhóm thanh khoản, giao thức sẽ thưởng cho họ các token gốc (hoặc các token quản trị, GOV) “được khai thác” ở mỗi block, ngoài các token LP mà họ đã nhận được trước đó. Tỷ lệ phần thưởng sẽ dựa trên khối lượng tài sản họ có trong tổng thanh khoản của nhóm. Những token mới được đúc này cung cấp cho những người khai thác thanh khoản quyền truy cập vào tính năng quản lý của dự án và cũng có thể được đổi lấy phần thưởng tốt hơn hoặc các loại tiền điện tử khác.

Rủi ro của Liquidity Mining là gì?

Một số rủi ro của Liquidity Mining bao gồm rủi ro hợp đồng thông minh, rủi ro dự án, rủi ro rug pull và mất mát vô thường.

Kết luận

Tóm lại, liquidity mining là tập con của Yield Farming. Bản thân nó cũng là một tập con của cơ chế staking. Tất cả ba phương pháp này chỉ là những cách để tận dụng các tài sản tiền điện tử nhàn rỗi vào hoạt động và kiếm tiền thụ động. Yield farming nhắm tới việc đạt được lợi nhuận cao nhất có thể, trong khi việc staking tập trung vào việc giúp mạng blockchain luôn an toàn, còn liquidity mining tập trung vào việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức DeFi.

Đọc thêm: Bitcoin nhập môn #5: Lí giải Proof of Work

Nguồn: phemex

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...