DAO là gì?

Với xu hướng decentralized, hiện nay các dự án DAO đang ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự chú ý trong thị trường crypto. Vậy DAO là gì? Trong tương lai của cộng đồng này có thể mạnh đến mức nào?

Định nghĩa

DAO (viết tắt của Decentralized Autonomous Organization) nghĩa là tổ chức tự trị phi tập trung. Các tổ chức này có thể hoạt động một cách độc lập không cần sự can thiệp của con người. Mô hình hoạt động của DAO sẽ không có CEO hay một ai đó đứng đầu để thao túng thông tin về tổ chức nào cả.

Đặc điểm

  • DAO là một tổ chức dân chủ hóa, trong đó mỗi thành viên được bỏ phiếu cho bất kỳ thay đổi nào. Tổ chức sử dụng nguyên tắc quản trị dựa trên cộng đồng thay vì quản trị dựa trên sự điều hành.
  • DAO có tính toàn cầu và minh bạch, mọi tác vụ, hành động của tổ chức đều được hiển thị minh bạch trên đó

Cách hoạt động của DAO

Thông qua việc sử dụng các smart contract, DAO sẽ tiếp nhận và làm việc với các thông tin bên ngoài sau đó thực hiện các lệnh dựa trên các thông tin đó.

Tất cả các quy tắc và dữ liệu giao dịch đều được lưu trữ minh bạch trên các blockchain tương ứng. DAO hoạt động dựa trên cơ chế bỏ phiếu từ cộng đồng. Các hướng giải quyết đưa ra trong DAO sẽ thông qua cơ chế đề xuất, nếu như đề xuất đó có nhiều phiếu tán thành thì sẽ được thực hiện.

Các thành viên trong DAO sẽ không có bất kỳ hợp đồng ràng buộc nào. Thay vào đó, các mục tiêu và lợi ích chung sẽ tạo nên các quy tắc ràng buộc được lưu trữ trong phần mềm mã nguồn mở của mạng.

Các loại hình hoạt động

Tổ chức tự trị phi tập trung hoạt động theo hai loại hình chính là Token-based DAO và Share-based DAO.

Token-Based DAO

Đơn giản như tên gọi, token là yếu tố cốt lõi của loại hình hoạt động này. Sở hữu token sẽ cho phép bạn có quyền biểu quyết trong giao thức. Càng nhiều token, quyền biểu quyết càng lớn. Hiện nay, Token-based DAO đang là loại hình phổ biến nhất đối với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Một số ví dụ cho mô hình này là Maker DAO, Uniswap, Sushiswap…: Token holders có quyền biểu quyết cho các quyết định trong protocol.

Token-based DAO có khả năng mở rộng rất lớn vì bất kì ai cũng có thể sở hữu token nhưng do có tính dân chủ và không phân cấp nên khó có thể tận dụng nguồn lực và đi đến những thống nhất chung.

Share-based DAO

Khác với mô hình Token-based, không phải ai cũng có thể tham gia loại hình này. Các thành viên muốn tham gia cần phải đáp ứng được các điều kiện đề ra.

Người tham gia thể hiện quyền biểu quyết trực tiếp của họ bằng hình thức chia sẻ. Họ có thể thoát bất kỳ lúc nào với một tỷ lệ tương xứng trong quỹ.

Mô hình này có ưu điểm là dễ quản lý và nguồn lực được tập trung, tuy nhiên lại khó để mở rộng. Một số ví dụ của Share-based DAO: MolochDAO, The LAO, MetaCartel Ventures.

Cộng đồng DAO có mạnh hay không?

Các cộng đồng tự trị phi tập trung đang rất mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại. Các dự án có cộng đồng DAO mạnh có thể kể đến như SushiSwap (SUSHI), Gitcoin (GTC),… Ta có thể đánh giá nhanh chỉ bằng việc lướt nhóm Discord, Telegram của dự án, cộng đồng của họ rất mạnh và đều tham gia tích cực các đề xuất của dự án.

Ưu điểm

Những ưu điểm mà DAO đem lại được thể hiện ngày càng rõ, chúng giúp các trader tìm lại “quyền” mà họ đáng ra nên có:

  • Kế hoạch của một tổ chức – thứ mà trước đây chỉ những người đứng đầu biết và quyết định, thì giờ đây mọi thành viên đều có thể biết và biểu quyết. Đặc biệt, kết quả sẽ được thực hiện dựa theo ý kiến số đông.
  • Những thành viên của tổ chức không cần đặt nặng việc quen biết hay tin tưởng lẫn nhau. Bởi vì, mọi hành động bây giờ đều sẽ được ghi lại on-chain, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc hợp tác.
  • Áp dụng game theory, người tham gia sẽ nắm giữ một phần của DAO. Vì vậy họ sẽ lựa chọn những quyết định giúp phát triển DAO và các quyết định được đưa ra này phải tạo ra lợi ích cho số đông.

Nhược điểm

  • Tính linh hoạt: DAO hoạt động dựa trên các Smart Contract đã được quyết định trước đó. Do vậy, tính linh hoạt trong quá trình vận hành của DAO còn khá nhiều hạn chế. Đồng thời, vấn đề về bảo mật cũng đang khiến nhiều người tham gia lo ngại, điển hình như vụ The DAO hack.
  • Dễ có những quyết định sai lầm: Các quyết định của các thành viên trong DAO đều có thể là những biểu quyết mang tính dân chủ. Điều này có thể là do nhiều thành viên không có kiến thức hoặc chưa hiểu rõ một số vấn đề phức tạp về học thuật để biểu quyết dẫn đến các quyết định “tệ hại” được đưa ra.
  • Các quyết định thường bị trì hoãn gây hậu quả xấu: Các quyết định của người tham gia đều cần có thời gian biểu quyết nên trong trường hợp khẩn cấp thì không thể xử lý nhanh chóng gây nên nhiều hậu quả “tồi tệ”.
  • Tính minh bạch gây ra nhiều hạn chế: Trên DAO thì mọi thứ đều minh bạch và được ghi lại rõ ràng. Tuy nhiên, nó lại tạo cơ hội cho đối thủ đoán được các hướng phát triển trong tương lai.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên Saigontradecoin sẽ giúp các bạn nắm được DAO là gì, các loại hình hoạt động của cộng đồng này, ưu điểm của từng loại cũng như các vấn đề mà nó cần giải quyết.

Bài viết mới nhất

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...

SXP là gì?

SXP là viết tắt của "Swipe". Swipe được biết là một nền tảng thanh toán phi tập trung (decentralized payment platform) được xây dựng...