Ví tiền điện tử và các loại ví thông dụng nhất hiện nay

Giải thích ví tiền điện tử là gì? Những thông tin cần thiết để bắt đầu sở hữu Cryptocurrency Wallet. Đây là một thành phần cực kì quan trọng trong quá trình giao dịch Crypto. Nơi giúp các nhà đầu tư lưu trữ tài sản, gửi và nhận tài sản của mình. 

Tổng quan về Ví điện tử

Ví tiền điện tử là gì?

Ví điện tử là gì

Là một ứng dụng có chức năng như một chiếc ví dành quỹ tiền điện tử của bạn. Giúp lưu trữ, gửi, nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như coin/token. Nó lưu trữ các mật khẩu bạn sử dụng để ký cho các giao dịch tiền điện tử của bạn và cung cấp giao diện cho phép bạn truy cập tiền điện tử của mình.

Ví tiền điện tử hiện đại làm cho blockchain có thể truy cập được cho tất cả mọi người. Khi tiền điện tử lần đầu tiên được giới thiệu, việc gửi tiền điện tử là một công việc thủ công yêu cầu nhập các khóa dài. Ngày nay, phần mềm làm hầu hết điều đó cho bạn.
Ví đầu tiên là của nhà phát triển Bitcoin, Satoshi Nakamoto. Ví thứ hai thuộc về Hal Finney, người đã trao đổi thư từ với Nakamoto và được cho là người đầu tiên chạy ví phần mềm ứng dụng khách Bitcoin. Nakamoto đã gửi cho anh ta 10 bitcoin như một bài kiểm tra và cơn sốt tiền điện tử bắt đầu.

Thành phần của một ví điện tử

Khi sử dụng ví tiền điện tử chúng ta sẽ gặp ba thành phần: Address, Private Key, Passphrase

Thành phần: Address, Private Key, Passphrase.

Address

Address là địa chỉ ví. Hay còn được gọi là Public Key. Là chuỗi ngẫu nhiên các ký tự gồm chữ và số. Địa chỉ ví được hình dung như số tài khoản ngân hàng. Khi trao đổi hay thực hiện giao dịch tiền điện tử, chúng ta thông qua việc gửi/nhận vào địa chỉ ví này. 

Địa chỉ ví của các Blockchain khác nhau sẽ có một số cấu tạo khác nhau. Ví dụ như Binance Smart Chain và Ethereum đều là EVM Compatible, nên sẽ bắt đầu bằng 0x…, nhưng với Solana hay BTC sẽ là một chuỗi ký tự ngẫu nhiên.

Private Key

Private Key hay còn gọi là khoá cá nhân. Cũng là chuỗi ngẫu nhiên các ký tự gồm số và chữ để kết nối với ví. 

Nếu như địa chỉ ví được ví là số tài khoản ngân hàng, thì Private Key sẽ được xem là mật khẩu để chúng ta đăng nhập vào ví. Điểm khác biệt ở đây chính là mật khẩu ngân hàng có thể thay đổi được, còn Private Key thì không. Chúng ta lưu ý private key sẽ không bao giờ thay đổi.

Khi thiết lập ví trên bất cứ nền tảng nào, bạn cũng sẽ được yêu cầu lưu lại Private Key, do đó hãy lưu trữ nó thật cẩn thận. Đây là chìa khóa duy nhất giúp bạn truy cập vào ví tiền điện tử của mình.

Khác với Address, Private Key sẽ không có bất kỳ cấu trúc nào, mà chỉ là chuỗi các ký tự không theo quy luật, dù có cùng cấu trúc Blockchain hay không.

Sự khác nhau giữa Public Key (Address) và Private Key

Lưu ý quan trọng: 

  • Private Key được xem là chìa khóa mở toàn bộ tài sản của bạn. Do đó không được để lộ với bất cứ ai.
  • Làm mất Private Key thì coi như mất tiền vĩnh viễn.

Sự khác nhau giữa Public Key (Address) và Private Key

Blockchain wallet có 2 keys chính cần quan tâm và hiểu rõ sự khác biệt của chúng.

Public key được chia sẻ một cách công khai và có thể tìm kiếm bằng cách search trên Blockchain.

Private key cần phải được bảo mật và không được chia sẻ cho bất kỹ một ai.

Passphrase

Passphrase là một chuỗi kí tự thường gồm 12 – 24 chữ được dùng để mã hóa thông tin. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ chế giải mã ở các ví khác nhau, passphrase sẽ cho địa chỉ ví khác nhau. Để giải quyết các phức tạp này. Một số ví đã được lập trình để có thể giải mã Passphrase đúng với một ví khác. Nghĩa là vẫn có thể truy xuất được đúng địa chỉ ví đó mà không phải tạo ra ví mới.

Tuy nhiên, để giải quyết được việc này đòi hỏi phải biết được cách hoạt động của các ví khác. Nên không dễ để cập nhật được.

Cách hoạt động

Khi chúng ta đăng kí/ tạo một địa chí ví trên blockchain. Khi thành công chúng ta sẽ nhận được hai key gồm Address và Private Key.

Giải thích một chút về hai thuật ngữ này để các bạn newbie dễ hình dung. Address như là địa chỉ của email, còn Private key như mật khẩu.

Mật khẩu đối với địa chỉ mail quan trọng thì Private Key cũng như vậy. Trừ bản thân không được để bất kỳ người nào biết được điều bảo mật này.

Cách hoạt động của ví điện tử.

Phân loại

Chúng ta có chia theo dạng ví chính và ví phụ. Ở vị chính chúng ta có hai loại có tên như sau: ví Non-custodialví Custodial. Ví phụ chúng ta có hai loại như hot wallet và cold wallet.

Ví non-custodial: là một loại ví phi tập trung. Nơi khách hàng sở hữu các mã khóa riêng (private key)của ví. Người dùng nhận được một tệp có mã khóa cá nhân (passphrase). Và ở đây chúng ta cần viết ra một cụm từ dễ nhớ. Để có thể khôi phục tiền của mình. Chúng ta toàn quyền kiểm soát tiền của chúng ta. Cũng đồng nghĩa là bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về tiền của mình.

Ví Custodial:  là một loại ví do sàn giao dịch lưu giữ private key của khách hàng. Chỉ đưa cho bạn public key. (địa chỉ ví – cái mà bạn hay dùng để chuyển coins qua lại cho nhau)

Họ giữ các private key của người dùng và bảo mật không cho bạn hay bất kỳ ai biết. Tại sao họ làm điều đó? Có phải để kiểm soát tiền của bạn?

Ví Non-custodial và ví Custodial

Các cơ quan giám sát cố gắng cung cấp cho người dùng cách thuận tiện nhất. Để họ có thể lưu trữ tiền điện tử. Một số ví lưu trữ tìm kiếm các giải pháp an toàn và thân thiện với khách hàng. Như có thể cho phép họ truy cập vào tài sản của mình chỉ bằng một nút bấm. Ví custodial có một số tính năng vượt trội so với Non-custodial. Hãy đi đến hết bài viết để cùng saigontradecoin tìm hiểu vấn đề này nhé!

Về hai loại ví phụ, saigontradecoin mời bạn xem lại: Hot wallet và cold wallet

Bảo mật ví điện tử

Ví tiền điện tử được bảo mật ở các mức độ khác nhau. Mức độ bảo mật tùy thuộc vào loại ví bạn sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ.

Máy chủ web thực sự là một môi trường rủi ro hơn để giữ tiền tệ của bạn so với ngoại tuyến.

Ví trực tuyến có thể khiến người dùng gặp phải các lỗ hổng trong nền tảng. Dẫn đến rủi ro bị tin tặc khai thác để đánh cắp tiền của bạn. Mặt khác, ví ngoại tuyến không thể bị hack vì chúng chỉ đơn giản là được kết nối với mạng trực tuyến và dựa vào bên thứ ba để bảo mật. Mặc dù ví trực tuyến đã được chứng minh là dễ bị tấn công, nhưng các biện pháp phòng ngừa bảo mật cần được thực hiện và tuân thủ khi sử dụng bất kỳ ví nào.

Hãy nhớ rằng cho dù bạn sử dụng ví nào, việc mất khóa riêng sẽ khiến bạn mất tiền. Tương tự, nếu ví của bạn bị hack, hoặc bạn gửi tiền cho kẻ lừa đảo, không có cách nào để lấy lại tiền tệ bị mất hoặc đảo ngược giao dịch. Bạn phải đề phòng và rất cẩn thận!

Bảo mật ví điện tử

Các câu hỏi thường gặp về Ví điện tử?

Ví custodial có những lợi ích nào?

Mất private key hoặc Passpharse không có nghĩa là mất tiền

Miễn phí trong hệ sinh thái vài giao dịch nhanh/ngay lập tức.

Mã pin 2FA an toàn và hoàn toàn có thể bảo vệ bạn khỏi kẻ xâm nhập

Tôi có cần một ví tiền điện tử không?

Có. Bạn không thể truy cập tiền điện tử của mình nếu không có khóa cá nhân và giao diện truy cập vào chuỗi khối. Tất cả các ví đều có thể lưu trữ khóa, nhưng chỉ có ví nóng mới có thể truy cập vào blockchain, vì vậy, điều quan trọng là phải bảo mật mật khẩu của ví nóng.

Ví tiền điện tử nào tốt nhất?

Có nhiều loại ví khác nhau mà bạn có thể lựa chọn với nhiều tùy chọn. Tốt nhất bạn nên đọc càng nhiều bài đánh giá càng tốt để tìm một bài phù hợp với nhu cầu của bạn mà vẫn đảm bảo khóa của bạn được an toàn.

Top các ví điện tử tốt nhất hiện nay

Ví sàn

Binance: Một trong những sàn phổ biến nhất hiện tại, hiện hỗ trợ khá nhiều chuẩn phổ biến như ERC-20, TRC-20,… và cả BEP-20 (Binance Smart Chain) cực phổ biến mà không nhiều sàn hỗ trợ.

FTX: Sàn giao dịch được thành lập vào 2019. Ngoài các chuẩn phổ thông như ERC-20, TRC-20, FTX được biết đến như sàn hỗ trợ tốt nhất cho tất cả token của hệ sinh thái Solana, nên nếu anh em muốn lưu trữ token chuẩn SPL của Solana, FTX là nơi không thể tuyệt vời hơn

Kucoin : Không tính những chuẩn phổ biến. Thì Kucoin được xem như sàn hỗ trợ sớm nhất chuẩn token của Terra và Celo.

Ví trữ nóng 

Ví Coin98: Hỗ trợ trên 20 chains, luôn cập nhật các chain hot nhất theo xu thế, nên anh em yên tâm là gần như token nào cũng có thể lưu trữ được ở Coin98 Wallet. Ngoài ra, ví còn tích hợp các DEX phổ biến để có thể mua bán trực tiếp trên ví, giúp anh em giảm bớt thao tác khi giao dịch.

Ví Trust: Một trong những ví ra đời khá sớm, được nhiều anh em sử dụng. Tuy nhiên không hỗ trợ quá nhiều chuẩn token.

Ví Metamask: Metamask nổi tiếng với Extension trên trình duyệt, được tích hợp với gần như tất cả dapp của Crypto. Điểm trừ của Metamask nằm ở việc không lưu trữ được đa dạng chuẩn.

Ví trữ lạnh

Ví trữ lạnh mình sẽ nói về hai đại diện: Ví Ledger và Ví Trezor. Ngoại trừ việc khác nhau về chất liệu làm ra ví (Trezor làm bằng nhựa, Ledger làm bằng kim loại), và hỗ trợ hơi khác nhau một chút về tài sản, thì các thứ còn lại không có nhiều điểm khác biệt.

Tổng kết

Bài viết đã khái quát cho các nhà đầu tư kiến thức cần thiết cho thuật ngữ ví tiền điện tử . Các newbie sau khi đọc bài này có thể chọn được loại ví phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của bản thân.

Sau bài viết hôm nay nếu các bạn có thắc mắc gì đừng ngân ngại hãy để lại câu hỏi team saigontradecoin sẽ cố gắng giải đáp cho các bạn.

Bài viết mới nhất

Hashcash là gì?

Hashcash là một phương pháp chống spam và tấn công mạng được sử dụng trong hệ thống email và các ứng dụng truyền thông...

Crypto bubble – Bong bóng tiền điện tử là gì?

Trong thế giới tiền điện tử, "bong bóng tiền điện tử" đề cập đến một tình trạng khi giá của một loại tiền điện...

Enjin Coin là gì?

Enjin Coin (ENJ) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum. Đồng tiền này được tạo ra bởi...

IOTX là gì?

IOTX là viết tắt của IoTeX, là một nền tảng blockchain phân tán và cũng là tên của đồng tiền mã hóa được sử...